Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Sang tên nhà ở xã hội phải nộp những loại thuế, phí gì?

Sang tên nhà ở xã hội phải nộp những loại thuế, phí gì?
Việc mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội (NƠXH) là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là về các khoản thuế và phí phải nộp.

Điều kiện chuyển nhượng nhà ở

Trước khi đi vào chi tiết các loại thuế, phí, cần lưu ý về điều kiện chuyển nhượng NƠXH. Theo Luật Nhà ở 2023, việc chuyển nhượng NƠXH có những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Thời gian: Thông thường, người mua NƠXH chỉ được phép bán lại sau một thời gian nhất định (thường là 5 năm) kể từ thời điểm nhận bàn giao nhà.

Đối tượng: Việc chuyển nhượng thường ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện được mua NƠXH theo quy định của pháp luật.

Giá bán: Giá bán lại NƠXH thường được quy định hoặc kiểm soát bởi nhà nước, nhằm tránh tình trạng đầu cơ, trục lợi.

Sang tên nhà ở xã hội phải nộp những loại thuế, phí gì?
Việc mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội (NƠXH) là một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là về các khoản thuế và phí phải nộp. Ảnh minh họa

Sang tên nhà ở xã hội phải nộp những loại thuế, phí gì?

1. Tiền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2023, đối với trường hợp nhà ở xã hội không phải là nhà ở riêng lẻ thì người bán không phải nộp tiền sử dụng đất.

Đối với trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ, người bán phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thời điểm tính tiền sử dụng đất là thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ để công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

 Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú là 2% giá chuyển nhượng.

Theo đó, mức thuế thu nhập cá nhân mà người bán nhà ở xã hội phải đóng được tính bằng công thức sau: Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng nhà ở xã hội x Thuế suất 2% (Lưu ý: Trừ các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân)

3. Lệ phí trước bạ

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định, nhà đất là đối tượng thuộc diện phải đóng lệ phí trước bạ.

Căn cứ theo Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp sổ đỏ, sổ hồng được quy định như sau: Lệ phí trước bạ = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%.

Trong đó, giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ. Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.

4. Phí công chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023, khi thực hiện việc mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài 4 loại thuế, phí trên, khi chuyển nhượng nhà ở xã hội còn có thể phát sinh một số khoản phí khác như phí thẩm định giá, phí môi giới, phí cấp giấy chứng nhận... tương tự như chi phí khi sang tên nhà đất thông thường.

Theo Đời sống và Pháp luật

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.25698 sec| 634.242 kb