Trong các hoạt động đời sống xã hội, khi có bất cứ xâm phạm về sức khoẻ, tinh thần, danh dự nào, người gây ra hành động phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, dù là lỗi vô ý hay cố ý.
Xử phạt hành chính
Theo Điều 9, Nghị định 46/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.
- Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2019/NĐ-CP.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 46/2019/NĐ-CP
Theo đó, bản chất việc gây thương tích trong các hoạt động thể dục thể thao cũng giống như hành vi gây thương tích cho người khác, sẽ bị xử lý hành chính theo quy định, phải bồi thường thiệt hại cho người bị thương các chi phí đó là: chi phí khám chữa bệnh, phục hồi, thuốc men, chăm sóc, tổn thất về thu nhập,...
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Trường hợp hành vi của người gây thương tích là cố ý và có động cơ, mục đích rõ rằng thì có thể trình báo cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền để điều tra, xác minh, làm rõ, giám định thương tật để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với hành vi gây thương tích trong thi đấu thể thao, bị xét trách nhiệm hình sự hay không thì phải phụ thuộc và lỗi cố ý hay vô ý và hậu quả, thiệt hại ở mức độ nào. Điều này cũng sẽ được cơ quan điều tra làm sáng tỏ để đi đến quyết định.
Trong trường hợp bị xét trách nhiệm hình sự, người gây thiệt hại sức khoẻ có thể bị truy cứu tội Cố ý gây thương tích, theo Điều 134, Bộ luật Hình sự.
Theo đó, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tuỳ tỷ lệ thương tổn và các yếu tố khác, có thể bị phạt tù không giam giữ đến 3 năm, thậm chí đến tù chung thân.
Theo Đời sống và Pháp luật