Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Chia sẻ trái phép clip, bức thư của nam sinh nhảy lầu tự tử sẽ bị xử lý ra sao ?

Chia sẻ trái phép clip, bức thư của nam sinh nhảy lầu tự tử sẽ bị xử lý ra sao ?
Tự ý đăng tải, phát tán thông tin, hình ảnh của người khác khi chưa được sự cho phép của người đó làm xâm phạm lợi ích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của họ, là vi phạm pháp luật, mặt trái của việc trao đổi, chia sẻ thông tin.

Mặt trái của việc trao đổi, thông tin

Mạng là một lớn với nhiều mô hình, tính năng, nơi mọi cá nhân có thể kết nối với nhau và bày tỏ quan điểm, tham gia bàn luận về các vấn đề nóng của xã hội, của quốc gia. Bên cạnh đó, còn hướng đến mục tiêu tạo nên một cộng đồng có giá trị, nâng cao vai trò của mỗi người dùng trong việc xây dựng các mối quan hệ, thiết lập các nhóm người có chung mục đích, sở thích, cập nhật nhanh chóng những vấn đề được quan tâm ở mọi lĩnh vực.

Chia sẻ trái phép clip, bức thư của nam sinh nhảy lầu tự tử sẽ bị xử lý ra sao ?
Xu thế trong thời đại công nghệ số. Ảnh minh họa

Mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam dù mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có một bộ phận dùng sai mục đích. Với sức lan tỏa rộng rãi, mạng xã hội có khả năng truyền đạt thông tin, hình ảnh, video clip một cách nhanh chóng, tối ưu đến cộng đồng. Chính vì thế, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những vụ phát tán thông tin hình ảnh, clip với mục đích xấu gây hoang mang dư luận vẫn thường xảy ra và đến nay vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.

Theo đó, vấn nạn tự ý đăng tải, phát tán thông tin, hình ảnh, clip của người khác mà chưa nhận được sự đồng ý ngày càng tăng với nhiều mục đích khác nhau như: Tung tin đồn thất thiệt để câu view (tăng lượt xem), trả thù tình, tống tiền, đòi nợ hay đơn giản chỉ để bày tỏ suy nghĩ cá nhân.

Ứng xử trên mạng xã hội phải theo quy tắc 

Điển hình trong khoảng thời gian gần đây, sau khi xảy ra vụ việc một nam sinh trường chuyên có tiếng ở Hà Nội nhảy lầu tự tử, clip khoảnh khắc cuối cùng và bức thư tuyệt mệnh của nam sinh không biết từ nguồn nào được chia sẻ tràn lan trên các trang mạng xã hội đã gây hoang mang dư luận. 

Tiếp đó, vụ việc một lớp 8 của Trường THCS Đại Phúc, TP.Bắc Ninh được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng và có để lại thư, cùng nhiều trang nói về việc mình sắp đi xa đều bị phát tán trên các trang mạng xã hội, báo chí…

Hình ảnh quá đau lòng khiến nhiều người, đặc biệt là những bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi mới lớn phải bàng hoàng, xót xa, lên tiếng "van xin" cư dân mạng dừng chia sẻ thông tin hình ảnh, clip...

Chia sẻ trái phép clip, bức thư của nam sinh nhảy lầu tự tử sẽ bị xử lý ra sao ?
Mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi và không giới hạn. (Ảnh minh hoạ)

Giữa "cơn bão" bình luận liên quan đến sự việc trên, có nhiều luồng ý kiến cho rằng chia sẻ clip khoảnh khắc cuối cùng của nam sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh thức tỉnh, không nên vì điểm số, thành tích mà tạo áp lực cho con, tránh dẫn đến hậu quả đau lòng. Tuy nhiên, quan điểm trên đã gây nên tranh cãi dư luận, bởi đại đa số ý kiến cho rằng đây như tiếng chuông cảnh tỉnh về phương pháp giáo dục con cái. Ngoài ra, hình ảnh này cũng có thể khiến nhiều học sinh suy nghĩ theo, học theo bởi các em chưa có những suy nghĩ chín chắn, hành động phù hợp. Đặc biệt, hành động phát tán thông tin, clip này như một bài học xát muối thêm vào nỗi đau gia đình nạn nhân. 

Theo lãnh đạo Công an quận Hà Đông, hành vi phát tán thư và clip của nam sinh trên mạng xã hội là hành động vô cảm và không thể chấp nhận. Sau khi xác minh, làm rõ, đơn vị sẽ xử lý nghiêm cá nhân nào đã thực hiện việc phát tán. Đồng thời, đề nghị người dân ngừng chia sẻ, phát tán nội dung nói trên để tránh gây hoang mang, xôn xao dư luận, ảnh hưởng xấu tới gia đình nạn nhân.

Chia sẻ trái phép clip, bức thư của nam sinh nhảy lầu tự tử sẽ bị xử lý ra sao ?
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật trao đổi với PV.

Trao đổi với PV, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật chia sẻ: “Trong trường hợp nạn nhận hoặc gia đình nạn nhân không đồng ý phát tán những hình ảnh, clip này thì việc những người thu thập thông tin, phát tán clip này là vi phạm pháp luật. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền tự do nhân thân của mỗi cá nhân, trong đó có quyền tự do về hình ảnh. Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 32 BLDS như sau: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.

Luật sư Diệp Năng Bình cũng thông tin thêm, người thu thập, sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của người khác thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm , nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 

Nếu ai đó lợi dụng clip này để mạt sát, chỉ trích, xúc phạm danh dự nhân phẩm hoặc có hành vi khác bôi nhọ danh dự, nhân phẩm uy tín của người khác thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp người nhà nạn nhân không đồng ý cơ quan tổ chức cá nhân sử dụng những thông tin hình ảnh này trên không gian mạng thì người đã sử dụng thông tin hình ảnh này phải gỡ bỏ hoặc phải che mờ, mã hóa.

“Đối với trường hợp gia đình đã yêu cầu nhưng tổ chức cá nhân vẫn không thực hiện thì có thể bị phạt hành chính đến 60.000.000 đồng, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp clip là của gia đình cung cấp cho cơ quan truyền thông như một lời cảnh báo trước các bậc phụ huynh về phương pháp giáo dục con cái, tránh những vụ việc đau xót có thể xảy ra hoặc từ cơ quan chức năng với mục đích là để tuyên truyền về lợi ích công cộng, vì an toàn cho xã hội theo khoản 2, Điều 32 BLDS thì việc sử dụng các clip, hình ảnh thông tin này là hợp pháp. Tuy nhiên cũng cần có những nội dung thông tin, định hướng đúng để tránh việc xuyên tạc, chỉ trích, gây áp lực, đau buồn thêm cho gia đình nạn nhân” - Luật sư Diệp năng Bình nêu quan điểm.

Như vậy, với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, người dân được tham gia phản biện xã hội một cách rộng rãi, cởi mở. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ đây là các quyền chịu giới hạn theo luật pháp của mỗi quốc gia cụ thể, dựa trên các điều ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc mà quốc gia đó tham gia.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37818 sec| 658.828 kb