Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Uống bia không cồn tham gia giao thông có bị xử phạt?

Uống bia không cồn tham gia giao thông có bị xử phạt?
Nhiều người thắc mắc uống bia quảng cáo 0 độ, không cồn, liệu khi thổi nồng độ cồn có lên và bị xử phạt hay không?

Uống bia không cồn tham gia giao thông có bị xử phạt?

Bia 0 độ là bia đã loại bỏ cồn hoặc được ủ để chứa ít cồn hơn mức giới hạn cho phép. Trên thị trường hiện có nhiều loại bia được là không độ cồn. Thực tế, bia này có thể có nồng độ cồn ở ngưỡng thấp, nhưng vẫn được coi là 0 độ tùy theo quy định tiêu chuẩn của từng quốc gia.

Ví dụ, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nếu đồ uống có nồng độ cồn dưới 0,5% thì có thể tuyên bố là không cồn. Đức cũng tương tự. Trong khi đó, tại Italy, bia không cồn có thể có nồng độ cồn tới 1,2%. Còn ở Anh, chai bia muốn dán nhãn không cồn phải có nồng độ cồn thấp hơn 0,05%. Dán nhãn công bố là một chuyện, thực tế bia có đúng với ngưỡng cồn quy định hay không là chuyện khác.

Thực tế, một số trường hợp sau khi uống bia 0 độ, khi kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng thì kết quả vẫn tồn tại lượng cồn trong hơi thở. Do đó, một số loại bia được dán nhãn 0 độ cồn vẫn có thể sẽ khiến người lái xe đối diện nguy cơ bị xử phạt nếu lượng uống quá nhiều hoặc loại bia được chọn có nồng độ cồn cao hơn công bố.

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) .

-Đối với xe máy:

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Người vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6).

-Mức phạt nồng độ cồn với ôtô như sau:

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).

Ngoài ra, người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn có thể ra quyết định tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.23996 sec| 642.266 kb