Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Ảnh minh họa.

Luôn tự nhắc nhở về giá trị của bản thân

Việc tin rằng bản thân không phù hợp với môi trường làm việc hay thường xuyên bị người xung quanh ngó lơ sẽ khiến bạn tự hỏi tại sao không ai muốn dành thời gian cho bạn. Việc này sẽ làm suy giảm sự tự tin và lòng tự trọng, khiến tinh thần của bạn trở nên sa sút.

Tự nói chuyện với bản thân sẽ có hiệu quả trong lúc này nhằm khôi phục niềm tin và sự tự tin của mình. Bên cạnh đó, việc tự tin hơn cũng mở ra những cơ hội mới bằng việc chủ động tham gia các sự kiện bạn muốn, thay vì chờ đợi lời mời.

Không làm trầm trọng hóa vấn đề

Khi cảm thấy không được quan tâm, nhiều người làm trầm trọng hóa vấn đề khi cho rằng người kia ích kỷ, xấu tính và không biết quan tâm đến người khác. Bạn cần suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Thường thì mọi người đều tập trung quan tâm đến cuộc sống của chính mình nhiều hơn. 

Điều này không có nghĩa là họ bỏ rơi bạn. Những câu phản ứng của mọi người như "Mọi việc sẽ ổn thôi" hoặc "Quên việc đó đi" nghe có vẻ thờ ơ nhưng thực ra người nói lại cho rằng sẽ có ích với bạn. Họ có thể làm cho bạn vui theo một cách nào đó.

Mở rộng các mối quan hệ

Nếu bạn chỉ có một vài người bạn hoặc ít người thân thiết thì một cuộc tranh cãi cũng có thể làm xấu đi mối quan hệ đó. Do đó, bạn nên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động để gặp nhiều người hơn và để khẳng định giá trị của bản thân. Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc các câu lạc bộ khiêu vũ, bóng bàn…

Xem lại cách thể hiện mong muốn của bản thân

Nếu nhận thấy có một nhóm người thường xuyên loại trừ bạn ra khỏi hoạt động của nhóm thì cần xem xét lại cách thể hiện mong muốn tham gia của bạn đã rõ ràng hay chưa.

Ví dụ, bạn có thói quen khoanh tay trong các buổi nói chuyện, rõ ràng việc này không có gì sai nhưng có thể khiến bạn trông như đang khép kín và không muốn trao đổi với mọi người, kể cả khi bạn không nghĩ vậy.

Hoặc khi bạn bè đang lên kế hoạch cho hoạt động thì bạn lại không có phản hồi nào cho thấy bạn muốn tham gia vào việc này, khiến người khác cho rằng bạn không hề hứng thú.

Truyền đạt cảm xúc của bản thân

Khi cảm thấy bị bỏ rơi, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với những người liên quan để giúp bạn hiểu về vấn đề đang xảy ra tốt hơn. Khi truyền tải cảm xúc này, bạn nên nói nhiều về trải nghiệm của bản thân hơn, để tránh người đối diện có cảm giác bị buộc tội. Mọi vấn đề nên được nói một cách rõ ràng, tránh gây hiểu lầm.

Làm những việc bản thân cảm thấy thoải mái

Thực tế thì không phải lúc nào bạn cũng nhận được lời giải thích thỏa đáng sau khi bị bỏ rơi, dù người khác không cố ý làm vậy, thậm chí là họ thực sự muốn loại bạn ra khỏi những sự kiện mà họ tham gia.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa lỗi là ở bạn và việc tổn thương cũng như tức giận chỉ phá hỏng tâm trạng, thay vì mang lại những điều tích cực. Thay vào đó, hãy làm những điều mà bạn thích cùng những người thân quen khác như xem phim, trò chuyện hay cùng ăn tối để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Chia sẻ với người đáng tin cậy

Khi cảm thấy bị bỏ rơi, việc với người mà bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè có thể giúp ích cho bạn rất nhiều. Dù có nhận được lời khuyên phù hợp hay không thì việc tâm sự với họ cũng đã giải tỏa phần nào áp lực tâm lý ở bạn.

Những cuộc trò chuyện này cũng nhắc nhở rằng, bạn có những mối quan hệ khác cần được trân trọng và vun đắp, thay vì những người đã loại bạn ra khỏi cuộc sống của họ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.49277 sec| 634.57 kb