Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại
Hội thảo "Góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại" vừa diễn ra tại Tp.HCM.

Ngày 17/11, Hội Luật Gia Việt Nam phối hợp cùng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế (IBLA) tổ chức Hội thảo với chủ đề "Góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại".

Hội thảo nhằm thảo luận và đưa ra những đóng góp, ý kiến của cộng đồng luật gia, , chuyên gia về việc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại.

Sự cần thiết sửa đổi

Tham dự và chủ trì hội thảo có Luật gia - TS.Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Luật gia - TS.Trần Công Phàn, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV; Luật gia Trần Đức Long, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; Luật gia - TS.Nguyễn Thị Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế.

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại
Luật gia - TS.Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Cùng tham dự có các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu luật pháp, trọng tài, kinh tế, thương mại, như: Luật gia Nguyễn Văn Huệ, Trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và Phổ biến pháp luật Hội Luật gia Việt Nam, thành viên thường trực Ban Biên tập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Trọng tài Thương mại sửa đổi; Luật gia Ung Thị Xuân Hương, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Tp.HCM; Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng; ông Vũ Trọng Khang, Chủ tịch Trung tâm Trọng Tài Thương mại Tp.HCM (TRACENT); Trọng tài viên Nguyễn Trung Nam; Trọng tài viên - PGS.TS.Trần Việt Dũng, Trường Đại học Luật Tp.HCM; Trọng tài viên - TS.Lê Nguyễn Gia Thiện, Trường Đại học Kinh tế - Luật Tp.HCM và các luật gia đang công tác tại Viện IBLA, một số doanh nhân tại Tp.HCM.

Phát biểu tại hội thảo, Luật gia - TS.Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng, hoàn thiện và cập nhật pháp luật, đặc biệt là hoàn thiện Luật Trọng tài Thương mại, để đáp ứng chính xác và hiệu quả nhu cầu thực tiễn của môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp hiện nay.

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại
Hội thảo thu hút đông đảo chuyên gia, luật sư tham gia.

Luật gia - TS.Nguyễn Văn Quyền cũng nhìn nhận những thành công và thách thức mà Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 đã mang lại, đồng thời nêu rõ tầm quan trọng của sự hợp tác và đóng góp ý kiến của giới khoa học, luật gia Việt Nam, trọng tài viên và cộng đồng doanh nhân để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại.

“Luật Trọng tài Thương mại đã tạo ra những dấu ấn cho sự phát triển của hoạt động trọng tài thương mại, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách tư pháp cho nước nhà. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành luật này cho thấy đang bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặc biệt là quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại, vấn đề hủy phán quyết trọng tài, về thi hành phán quyết trọng tài, các quy định về hình thức trọng tài, hình thức thỏa thuận trọng tài…”, Luật gia - TS.Nguyễn Văn Quyền phát biểu.

Luật gia - TS.Nguyễn Văn Quyền cũng , nội dung chính của hội thảo sẽ tập trung vào thảo luận các chế định quan trọng như: thẩm quyền giải quyết tranh chấp, hủy phán quyết trọng tài, thi hành và hủy phán quyết, hình thức và nội dung phán quyết trọng tài. Các đại biểu sẽ thảo luận kỹ lưỡng để đưa ra những đóng góp ý kiến chất lượng.

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại
Bà Vũ Thị Hằng, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu tại hội thảo.

Theo Luật gia Nguyễn Văn Huệ, Trưởng Ban nghiên cứu, xây dựng và Phổ biến pháp luật Hội Luật gia Việt Nam, thành viên thường trực Ban biên tập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Trọng tài Thương mại sửa đổi, đã đề cập đến những điểm quan trọng về thực tiễn phát triển và định hướng lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại.

Trong hơn 10 năm qua, hệ thống trọng tài thương mại của Việt Nam đã phát triển đáng kể, với 44 trung tâm trọng tài thương mại và hơn 700 trọng tài viên, kể cả chuyên gia nước ngoài. Số lượng vụ án giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng về giá trị và số lượng, thể hiện sự hiệu quả của Luật Trọng tài Thương mại được ban hành năm 2010.

Luật gia Nguyễn Văn Huệ nhấn mạnh 6 điểm nổi bật của luật, bao gồm việc tiếp thu các nguyên tắc quan trọng của Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên, mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại, xác lập nguyên tắc mất quyền phản đối và mở rộng thẩm quyền cho hội đồng trọng tài.

Luật gia Nguyễn Văn Huệ cũng thể hiện sự lạc quan, về tiềm năng của Việt Nam trở thành trung tâm trọng tài quốc tế trong khu vực. Chuyên gia này cho biết, Việt Nam là điểm đến của các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia đến đầu tư, hợp tác kinh doanh. Cụ thể, theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm 2023, đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam…

Hoàn thiện thể chế về trọng tài thương mại

Cũng theo Luật gia Nguyễn Văn Huệ, mục đích của việc sửa đổi Luật Trọng tài Thương mại nhằm: Hoàn thiện thể chế về trọng tài thương mại pháp luật liên quan đảm bảo trọng tài thực sự là thiết chế hiệu quả đáp ứng nhu cầu thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư, kinh doanh, thương mại, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - của Việt Nam, Luật mẫu UNCITRAL và thông lệ quốc tế về trọng tài thương mại.

Xây dựng, ban hành cơ chế tăng cường sự kiểm tra, giám sát việc triển khai thi hành quy định của Luật Trọng tài Thương mại, đặc biệt là việc hủy phán quyết trọng tài. Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành phán quyết trọng tài. Nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động.

Còn theo Luật gia Ung Thị Xuân Hương, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Tp.HCM cho biết, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại là hết sức cần thiết nhằm mục tiêu: Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bảo đảm nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp; kế thừa những quy định phù hợp của Luật Trọng tài Thương mại hiện hành, sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung những vấn đề mới nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; đồng thời tham khảo có chọn lọc quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm.

Luật gia Ung Thị Xuân Hương cho biết thêm, hiện tại hệ thống toà án các cấp đang phải đối mặt với một khối lượng công việc khổng lồ là những tranh chấp dân sự, kinh tế, hành chính, thương mại, ... Và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ phát sinh nhiều tranh chấp về kinh doanh, thương mại, dân sự giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

"Vì vậy, dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài Thương mại mở rộng phạm vi điều chỉnh không chỉ tạo cơ hội cho trọng tài viên tham gia giải quyết các vụ tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự theo thoả thuận của các bên. Đồng thời, chia sẻ bớt gánh nặng xét xử cho ngành toà án, tạo sự lựa chọn tự do cho các bên tranh chấp, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài Thương mại, sẽ mang lại nhiều thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của hoạt động trọng tài ở Việt Nam", Luật gia Ung Thị Xuân Hương cho biết thêm.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.37762 sec| 666.211 kb