Theo dự thảo, trường hợp áp dụng cách tiếp cận từ chi phí là: Khi không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập; Có dự định tạo ra một tài sản mới hoặc khi thẩm định giá công trình mới được xây dựng hoặc tài sản mới được chế tạo; So sánh với các cách tiếp cận thẩm định giá khác.
Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí thay thế xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một tài sản tương tự tài sản thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá.
Chi phí thay thế là chi phí để tạo ra hoặc có được tài sản thay thế, tương tự với tài sản thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn.
Công thức của phương pháp chi phí thay thế như sau:
Phương pháp chi phí tái tạo
Phương pháp chi phí tái tạo xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra tài sản giống hệt với tài sản thẩm định giá tại thời điểm thẩm định giá và giá trị hao mòn của tài sản thẩm định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.
Chi phí tái tạo là chi phí để xây dựng, sản xuất hay chế tạo tài sản giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá tại thời điểm tài sản thẩm định giá được hoàn thành sản xuất, xây dựng, chế tạo, bao gồm tất cả những điểm lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.
Công thức của phương pháp chi phí tái tạo như sau:
Khi thẩm định giá tài sản vô hình, tổng giá trị hao mòn trong phương pháp chi phí tái tạo được thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá tài sản vô hình.
Theo Báo Chính phủ
Link nguồn: https://baochinhphu.vn/de-xuat-chuan-muc-tham-dinh-gia-viet-nam-ve-cach-tiep-can-tu-chi-phi-102240122145933717.htm