Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị kế hoạch sửa đổi, bổ sung 2 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội gồm:
1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội;
2- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung 9 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm:
Nhóm các văn bản cần ưu tiên sửa đổi, ban hành ngay khi có kết luận của Bộ Chính trị:
1- Nghị quyết về việc giải thể Viện Nghiên cứu lập pháp;
2- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1156/2016/UBTVQH13 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Dân nguyện;
3- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 22/2022/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Quốc hội;
4- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 32/2023/UBTVQH15 về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký;
Nhóm các văn bản sửa đổi sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội có hiệu lực thi hành:
5- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 29/2022/QH15 ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
6- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 283/2021/NQ-UBTVQH15 ban hành Quy chế làm việc mẫu của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
7- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (đối với những nội dung liên quan đến lương, phụ cấp chức vụ trong khối Quốc hội);
8- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 44/2024/UBTVQH15 quy định về thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
9- Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội (thay thế Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo, trình, thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết khẩn trương tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo phân công, thực hiện đúng các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm chất lượng, tiến độ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua theo thẩm quyền.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết có liên quan để bảo đảm thống nhất với quy định được sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Quốc hội.
Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban Pháp luật phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời cập nhật các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương để sửa đổi, bổ sung đồng bộ trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động nghiên cứu, rà soát, kịp thời đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình để bảo đảm đồng bộ, thống nhất khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Theo Báo Chính phủ