Lễ cúng giao thừa vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới được coi là quan trọng và thiêng liêng và nhất trong năm. Khi thực hiện lễ cúng giao thừa, mọi người thường chuẩn bị 2 mâm cúng, gồm mâm cúng giao thừa ngoài trời và mâm cúng giao thừa trong nhà.
Sắp xếp sao cho có một mâm cúng đầy đủ để có được tài lộc cả năm cho gia chủ là điều nhiều người quan tâm.
Mâm cúng giao thừa ngoài trời
Theo quan niệm của người Việt, mâm cúng giao thừa ngoài trời giống như 1 buổi tiệc tiễn đưa vị quan hành khiển, phán quan năm cũ và nghênh đón thần mới.
Chính vì quan niệm này mà mâm cúng giao thừa ngoài trời được chuẩn bị rất tỉ mỉ. Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ gồm: Gà trống tơ hoặc chân giò lợn, bánh chưng/xôi gấc, đèn nến, vàng mã, 1 bộ mũ cánh chuồn, hoa tươi, trầu cau, rượu, trà.
Chú ý, đặt mâm cỗ cúng ở nơi sạch sẽ, nên đặt trên mâm cỗ thêm 1 bát gạo để cắm hương. Phần muối có trên mâm cúng sẽ được rắc xung quanh nhà để trừ tịch.
Thời gian làm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ là vào lúc 12h đêm hôm giao thừa. Hướng đặt mâm cỗ cúng tốt nhất là hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình.
Mâm cúng giao thừa trong nhà
![Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa cần chuẩn bị những gì?](/upload_images/images/2024/02/01/anh-2-mam-le-cung-giao-thua-781.jpg)
Sau khi làm lễ ngoài trời xong sẽ làm tiếp lễ giao thừa trong nhà. Lễ cúng Giao thừa trong nhà thường gồm: Bánh chưng, giò/chả, xôi, thịt gà, rượu/bia; đồ cúng ngọt gồm có: Bánh kẹo, mứt tết, hoa, đèn (nến), hương.
Khi cúng giao thừa, mọi người cần chú ý: không dùng hoa giả bày trên ban thờ, cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà…
Khi cúng giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước ban thờ, khấn tổ tiên xin năm mới bình an, sung túc.