Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ba ngày sau trận lũ lịch sử, người dân Hà Giang chưa hết bàng hoàng

Ba ngày sau trận lũ lịch sử, người dân Hà Giang chưa hết bàng hoàng
Tại Hà Giang, ba ngày sau trận lũ, nhiều người dân tại tỉnh Hà Giang vẫn chưa hết bàng hoàng. Họ kể rằng chưa bao giờ thấy trận lũ mà nước lên nhanh và rút nhanh đến vậy. Chỉ 15 phút, nước đã cao khoảng 3 m.

Ba ngày sau trận mưa lũ lịch sử, con đường vào bản Nậm Há 1, xã Noọng Hẻo, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) vẫn còn nhiều điểm sạt lở chưa khắc phục được. Đoạn đường hơn 3 km từ trung tâm xã vào bản chỉ toàn là bùn đất, cây cối ngổn ngang với giao thông hoàn toàn bị chia cắt. Muốn vào tận bản, chỉ còn cách đi bộ, băng rừng nhiều giờ chứ không có phương tiện gì khác.

 Anh Lò Văn Thâng bản Nậm Há 1 cho hay, 6 năm nay gia đình có làm một cái lán trên sườn núi cạnh con suối để nuôi lợn, gà cùng mấy con trâu ở cách chân núi khoảng 100 m.

"Ngày 24/6, tôi bảo con là Lò Văn Kiếm (15 tuổi) đi chăn trâu. Khoảng 14h, nó gọi điện bảo tôi là núi sạt vào hết ruộng lúa bảo tôi qua xem. Tới nơi thấy con dính mưa ướt nhẹp, tôi bảo đi tắm, thay quần áo nhưng đừng có ngủ vì nếu sạt lở nhiều thì còn gọi bố", anh nhớ lại.

Ba ngày sau trận lũ lịch sử, người dân Hà Giang chưa hết bàng hoàng
Anh Thâng thắp nén hương trên bàn thờ tạm của cậu con trai xấu số. 

Nói rồi người bố đi ra cách đó khoảng 500 m để tìm cách khơi mương nước bị đất sạt vào. Được một lúc, một tiếng nổ lớn đánh ầm một cái rồi nửa quả núi đổ ầm ầm về phía lán.

Trong tích tắc, dòng bùn đất khổng lồ đổ xuống san phẳng hết cả một khu rộng lớn. Biết không thể nào cứu được nữa nên anh chạy về nhà gọi anh em, họ hàng ra tìm kiếm. 3 ngày nay, cán bộ huyện, xã giúp đỡ đào bới, tìm kiếm nhưng không có kết quả.

Phía sau căn nhà anh Thâng là nhà anh Lò Văn Xanh (34 tuổi). Xanh là em trai anh Thâng, cũng là người vừa có vợ và đứa con trai 14 tuổi mất tích vì lũ cuốn.

Hôm vợ anh cùng cậu con trai Lò Văn Dũng (14 tuổi) gặp nạn là lúc hai mẹ con lên rẫy, còn anh đi làm đất gieo mạ ở cánh đồng khác. Khoảng 14h20 ngày 24/6, hai vợ chồng còn gọi điện cho nhau, nghe vợ bảo mưa lớn, bùn đất từ trên núi sạt xuống làm tắc đường mương dẫn vào ruộng nên hai mẹ con ra đào thông bãi đất chèn vào ruộng.

“Mình bảo vợ mưa lớn thì vào lán trại tránh đi, sau rồi làm. Một tiếng sau gọi lại cho vợ thì không được. Nghe tin vợ con bị lũ cuốn, ban đầu tôi không tin. Tôi chạy về nhưng nước suối dâng cao, chảy xiết nên không qua được, giờ thì không biết giờ vợ con nằm ”, anh Xanh xót xa.

Ba ngày sau trận lũ lịch sử, người dân Hà Giang chưa hết bàng hoàng
Cảnh tan hoang sau khi cơn lú quét qua.

Ông Lò Văn Bở, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Noọng Hẻo (Sìn Hồ), cho biết hơn 30 năm nay mới thấy lại một trận lũ lịch sử, gây thiệt hại đến người và tài sản như vậy.

“Hơn 30 năm trước từng có trận lũ quét lớn, đất đá trên núi cũng đổ xuống nhiều lắm, nhiều lán trại bị san phẳng nhưng may không có người chết, tài sản cũng không nhiều như trận lũ này”, ông Bở nhớ lại.

Tại Hà Giang, ba ngày sau trận lũ, nhiều người dân tại tỉnh Hà Giang vẫn chưa hết bàng hoàng. Họ kể rằng chưa bao giờ thấy trận lũ mà nước lên nhanh và rút nhanh đến vậy. Chỉ 15 phút, nước đã cao khoảng 3 m.

1h ngày 23/6, bà Lò Thị U (54 tuổi) cùng hai cháu nhỏ bị đánh thức bởi âm thanh ù ù phía sau nhà. Cơn lũ bất ngờ cuốn bay nhà bà U và 3 nhà liền kề nằm dưới chân quả đồi và biến vị trí này thành con suối. Chị Giàng Thị Lầu (42 tuổi) và con gái Lò Thị Và (5 tuổi) không kịp chạy bị cuốn theo cơn lũ. Thi thể hai mẹ con được tìm thấy lúc rạng sáng.

Quãng đường từ quốc lộ 4C vào xã Lụng Tám dài khoảng 10 km có tới hơn 20 điểm sạt lở. Sáng 26/6, hàng trăm người dân địa phương cùng lực lượng quân đội chia thành nhiều tốp, mỗi tốp khoảng 15 người đến từng điểm sạt lở san đất thông đường.

Trong ngôi nhà gỗ không có ánh sáng do mất điện là hàng chục phụ nữ khóc lóc quanh thi thể của chị Giàng Thị Lầu. Thi thể của chị được đặt trên một mảnh gỗ theo phong tục địa phương. Ngoài cửa, những người đàn ông ngồi túm tụm với khuôn mặt mệt mỏi sau nhiều ngày chống lũ.

UBND huyện Quản Bạ cho biết đã sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ mỗi hộ gia đình có người chết 6 triệu đồng; hỗ trợ 20 triệu đồng cho các hộ bị sập nhà hoàn toàn; 15 kg gạo mỗi khẩu cùng chăn màn và một số vật dụng thiết yếu…

Ông Triệu Tài Vinh (Bí thư tỉnh ủy Hà Giang) đánh giá: "Trận lũ quét xảy ra tại thôn Tùng Nùn 60 năm nay mới lại có. Với điều kiện kinh tế hiện nay thì việc mất đi một con trâu với bà con cũng là rất khó khăn, có khi phải mất 10 năm mới có thể khắc phục được".

Ông Vinh yêu cầu chính quyền địa phương phải chung tay cùng bà con khắc phục hậu quả trận mưa lũ này.

Mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc từ hôm 22/6 đến nay đã làm 17 người chết và 11 người mất tích, thiệt hại vật chất ước tính hàng trăm tỷ đồng.

Vũ An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17701 sec| 646.391 kb