Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bác sĩ chia sẻ về cách vượt qua thời khắc sốc phản vệ khi truyền dịch

Bác sĩ  chia sẻ về cách vượt qua thời khắc sốc phản vệ khi truyền dịch
Trước nhưng thông tin liên tiếp có 2 trẻ tử vong sau truyền dịch đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng đã chia sẻ “vũ khí” chống sốc phản vệ cho cả gia đình.

Thông tin liên tiếp có 2 trẻ tử vong sau khi truyền dịch đang là vấn đề khiến dư luận xôn xao cũng như khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Cụ thể, chiều 16/10, bệnh nhi N.G.B. (sinh 1/12/2016, trú tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) được bố mẹ đưa tới Phòng khám chuyên khoa Nội của bác sĩ N.T.K.C. (địa chỉ 392 đường Ngô Gia Tự, quận Long Biên, TP. Hà Nội) để thăm khám vì triệu chứng sốt, tiêu chảy.

Sau khi thăm khám, chính bác sĩ C. là người trực tiếp truyền dịch (loại Ringer lactat) cho bệnh nhi B. Tuy nhiên, sau khi truyền dịch được khoảng 15 phút, bệnh nhi bắt đầu xuất hiện biểu hiện bất thường, tím tái.

Mặc dù bác sĩ C. lập tức rút kim truyền và nhanh chóng cùng gia đình đưa bệnh nhi đi cấp cứu tại Đa khoa Đức Giang nhưng bé B. đã có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim, không đo được mạch, huyết áp, đồng tử giãn 4mm, không phản xạ ánh sáng.

Sau hơn 20 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhi được chẩn đoán thiệt mạng trước khi tới viện.

Trước đó, ngày 19/5 vụ việc một bé trai tử vong sau khi truyền dịch cũng làm dư luận hết sức bàng hoàng. Điều đặc biệt là cả hai vụ việc trên trẻ đều có triệu chứng đi ngoài nên khi gia đình đưa đi khám đã được truyền dịch. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi truyền dịch, hai trẻ đã tử vong.

Mặc dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây tử vong của hai trẻ, tuy nhiên nhiều người đã vô cùng lo lắng. Đặc biệt là các bậc cha mẹ bởi tiêu chảy là bệnh thông thường, có rất nhiều trẻ mắc. Trong khi đó truyền dịch cũng là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế.

Bác sĩ  chia sẻ về cách vượt qua thời khắc sốc phản vệ khi truyền dịch
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Liên quan đến vụ việc, theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ tử vong khi truyền dịch, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là do sốc phản vệ.

Vậy "sốc phản vệ" là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cực kỳ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của trẻ. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với các chất gây dị ứng. 

Sốc phản vệ có thể làm cho bệnh nhân bị sốc, huyết áp giảm đột ngột và đường thở tắc hẹp, chặn đường thở bình thường. 

Nếu bệnh nhi có những biểu hiện như rét run, khó thở, tím tái, nổi ban da, nghi là sốc phản vệ thì thuốc đầu tiên, quan trọng nhất nhân viên y tế cần sử dụng là là adrenalin. 

"Theo của tôi những người sốc phản vệ được tiêm adrenalin sớm, khi đến viện cấp cứu không có mạch, không có huyết áp các bác sĩ vẫn cứu được" - PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng adrenaline trong điều trị sốc phản vệ càng sớm thì hiệu quả càng cao. Và adrenaline tiêm bắp là liệu pháp điều trị căn bản và có tính chất cứu mạng người bệnh.

Về cơ chế, adrenaline tác động trên các thụ thể thần kinh giao cảm giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng của sốc phản vệ. Ví dụ như thuốc có co mạch (giúp tăng huyết áp, giảm phù nề, ban đỏ), giãn cơ trơn phế quản, tăng sức co bóp cơ tim...

Theo quy định ở nước ta hiện nay, adrenaline cần phải được chuẩn bị trước ở tất cả những tình huống có nguy cơ xảy ra sốc phản vệ như tiêm truyền thuốc, truyền dịch, gây tê gây mê, tiếp xúc với ong...

Làm gì để phòng chống sốc phản vệ cho các gia đình ? 

Bác sĩ  chia sẻ về cách vượt qua thời khắc sốc phản vệ khi truyền dịch
Bút tiêm Epipen được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để điều trị sốc phản vệ.

Ở nước ngoài adrenaline có bán tại các hiệu thuốc để cung cấp cho các gia đình dự trữ dưới dạng thiết bị tiêm chủng tự động. Thuốc có tên Epipen được đóng gói sẵn vào xi lanh. 

“Nếu có người sốc phản vệ (do thức ăn, nọc công trùng, thuốc…) thành viên trong gia đình có thể tiêm ngay Epipen cho người thân. Tuy nhiên theo tôi được biết loại thuốc ấy khá đắt”- bác sĩ Dũng cho biết.

Theo Bussinessinsider, năm 2007 bút tiêm Epipen được bán với giá 57 USD (khoảng 1,3 triệu đồng). Tuy nhiên, đến nay giá đã tăng khoảng 500%. Hiện nay, một chiếc bút tiêm EpiPen sẽ tiêu tốn tới hơn 300 đô la Mỹ (tương đương hơn 6 triệu đồng).

Tuy nhiên, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng cũng lưu ý là ở những nước bán thuốc sốc phản vệ rộng rãi, các kiến thức về bệnh này đã được cơ quan chức năng tuyên truyền đầy đủ, người dân hiểu được thế nào là sốc phản vệ để có thể sử dụng thuốc hợp lý. Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử đã bị sốc phản vệ còn mang theo người để đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra.

H.a (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.22116 sec| 646.031 kb