Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bệnh cước tay chân vào mùa đông và những điều cần biết

Bệnh cước tay chân vào mùa đông và những điều cần biết
Vào những ngày giá rét, một số người thường bị sưng đỏ, đau ngứa tại các đầu ngón tay, ngón chân. Hiện tượng này theo dân gian gọi là cước, còn theo thuật ngữ y học hiện đại thì đây là tình trạng dị ứng thời tiết tại chỗ.

Theo bác sĩ Trần Thịnh (viện Y học Cổ truyền Quân đội) cho biết: “Cước là một loại tổn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông và hay gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, người cao tuổi và trẻ em, những người lao động chân tay.

Do nhiệt độ xuống thấp, môi trường lạnh giá, các mạch máu ngoại vi nằm dưới lớp da mỏng ở đầu ngón tay, ngón chân do không được giữ ấm nên sẽ bị co lại, khiến cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm chạp. Nếu như được làm ấm đột ngột, các mạch máu ngoại vi này sẽ bị vỡ ra, làm cho vùng da ở đầu ngón tay, ngón chân bị tổn thương và biểu hiện là sự sưng tấy đỏ, ngứa ngáy".

Bệnh cước tay chân vào mùa đông và những điều cần biết

Bác sĩ Trần Thịnh : “Vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi".

Lời khuyên của bác sĩ phòng tránh bệnh cước tay, chân

- Giữ ấm chân tay

Mọi người cần đi tất để giữ ấm đôi chân mỗi khi ra ngoài. Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm có pha muối và gừng vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc massage chân bằng dầu nóng để tăng nhiệt độ cho cơ thể vào những ngày giá rét.

Cần lưu ý, phải thay tất chân thường xuyên để tránh bị nấm chân. Ngoài ra cũng cần giữ ấm cho đôi bàn tay bằng cách đeo găng tay mỗi khi đi ra ngoài.

Xoa tinh dầu ô liu hoặc các sản phẩm dưỡng da tay khác để chống nẻ da, từ đó hạn chế việc bị cước tay hiệu quả.

- Hạn chế để tay tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh, các chất tẩy rửa.

Khi giặt quần áo, phơi đồ, rửa chén hay dọn dẹp nhà cửa nên đeo loại găng tay cao su dày để không bị lạnh. Khi tắm nên dùng nước ấm cùng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, lành tính, có thành phần dưỡng ẩm.

- Chế độ ăn uống

Vào những ngày trời lạnh, ngoài việc giữ ấm cơ thể, bạn còn phải chú ý về chế độ ăn uống.

Cần bổ sung các thực phẩm có sản sinh nhiệt lượng giúp cơ thể chống lại thời tiết giá lạnh khắc nghiệt như chất béo, tinh bột hay gia vị cay nóng.

Khi đã bị cước, bác sĩ Trần Thịnh khuyên, nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Đặc biệt, khi đã bị cước không nên gãi nhiều khiến làn da bị tổn thương, nhất là trong trường hợp bị cước chân tay.

Bên cạnh đó, việc gãi còn có thể làm da bị viêm nhiễm gây nên các thương tổn và khiến tình trạng bị cước trở nên nghiêm trọng hơn.

Tốt nhất, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da bị cước để tránh nguy cơ bị trầy xước, bong tróc da.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14872 sec| 641.102 kb