Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bệnh tay chân miệng và những lưu ý cần biết tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh tay chân miệng và những lưu ý cần biết tránh biến chứng nguy hiểm
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). 

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Nhi Trung ương, cho biết từ đầu năm 2018 đến nay có hơn 100 bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại khoa. Trung bình ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện. Bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu bệnh thật sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế, cũng như cách chăm sóc và phòng bệnh cho bé.

Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). 

Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Sốt là triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh tay chân miệng. Thường trẻ sốt nhẹ ở 37,5-38oC hoặc sốt cao 38-39oC. Một số trường hợp bóng nước xuất hiện rất ít xen kẽ với những hồng ban; hoặc không có bóng nước mà chỉ hồng ban đơn thuần, hay chỉ loét miệng đơn thuần.

Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng: Sốt cao không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình. Bố mẹ nên nhận biết các dấu hiệu trên ở trẻ để cho nhập viện ngay.

Nguyên nhân lây bệnh chủ yếu do trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh; bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi; do trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh; lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Hiện nay chưa có văcxin để phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý những điều sau để tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi , trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%.

- Hạn chế thói quen trẻ ngậm mút tay. Không cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay và móng chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.

PV (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.30854 sec| 634.305 kb