Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận
Nhiều ca mổ mắt không thành công, biến chứng hậu phẫu khiến mắt bị mù, trang thiết bị y tế đưa vào sử dụng không đúng quy trình, ký khống kết quả siêu âm...là những vấn đề bị tố cáo tồn tại ở bệnh viện mắt Thái Nguyên.

Được biết những năm trước đây, bệnh viện mắt Thái Nguyên là địa chỉ đáng tin cậy của người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận trong việc khám, chữa và phẫu thuật các bệnh về mắt.

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận
mắt Thái Nguyên

Tuy nhiên, từ cuối năm 2018 nhiều bệnh nhân sau khi được mổ, thực hiện thủ thuật tiểu phẫu tại Bệnh viện trên thì mắt của họ đã bị viêm tái đi tái lại, nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân buộc phải chuyển tuyến để phẫu thuật lại với tia hi vọng nhỏ nhoi. Đáng buồn là đã có những trường hợp mất đi thị lực vĩnh viễn.

Bị hỏng mắt sau khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể?

Cụ thể, bà Hoàng Thị Chinh (65 tuổi, trú tại xã Tân Đức, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) là một bệnh nhân đã được bác sĩ Ngô Văn Tập, Bệnh viện Mắt Thái Nguyên trực tiếp mổ.

Sau khi được khám và chuẩn đoán mắt bị đục thủy tinh cần phải mổ thì ca mổ mắt của bà Chinh được thực hiện vào ngày 13/1/2018. Đến 22h cùng ngày mắt bà đau, tuy nhiên gọi bác sỹ không ai đến. Sáng hôm sau, khi mắt bà đau nhức không thể chịu được thì bác sỹ đến khám, sau khi kiểm tra trường hợp của bà được bác sỹ chỉ định chuyển lên Bệnh viện mắt Trung ương điều trị.

Tại đây, các bác sỹ đã chẩn đoán mắt bà bị “viêm mủ nội nhãn” và phải phẫu thuật lại lần nữa. Dù được chữa trị kịp thời, những cơn đau nhức không còn nhưng mắt bà đã không nhìn thấy gì nữa.

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận

Ngày 8/10/2018, bà Nguyễn Thị Châm (62 tuổi, ở phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên) đến Bệnh viện Mắt Thái Nguyên để khám, sau khi được các y bác sỹ ở bệnh viện khám chẩn đoán và yêu cầu phẫu thuật lấy thể thủy tinh. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật bà Châm thấy mắt trái ngứa, khó chịu, nhìn mờ… và được các y, bác sỹ ở Bệnh viện Mắt Thái Nguyên chuyển xuống Bệnh viện Mắt Trung ương để chữa trị tiếp.

Tại đây, sau khi được các y bác sỹ khám chẩn đoán và cho bà Châm được biết là khi bà phẫu thuật ở Bệnh viện Mắt Thái Nguyên bị sót nhân sau phẫu thuật thể thủy tinh, đục thể thủy tinh vùng nhân ở người già. Mặc dù đã được các bác sỹ ở Bệnh viện Mắt Trung ương tận tình cứu chữa nhưng do mổ sót nhân ở tuyến Bệnh viện Mắt Thái Nguyên nên đến giờ mắt bà Châm vẫn khó nhìn, hay bị chảy nước, mắt ngứa….

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận

Cũng như bà Châm, ông Nguyễn Văn Nhuận (60 tuổi) ở xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thực hiện ca mổ thay thuỷ tinh thể ngày 5/9/2018 tại viện Mắt Thái Nguyên. Tuy nhiên, ca mổ cũng không thành công và được chuyển tuyến “trên” để điều trị tiếp.

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận
Ông Nguyễn Văn Nhuận trong buổi làm việc với PV

Trao đối với PV, ông Nguyễn Văn Nhuận cho biết: “Người mổ mắt cho tôi là bác sỹ Hữu, Phó Giám đốc Bệnh viện. Sau khi bác sỹ Hữu mổ mắt của tôi nhìn mờ, không rõ và nhìn mọi thứ xung quanh có màu đen… Ngay sau đó, tôi được chuyển xuống Bệnh việt Mắt Trung ương. Tại đây, các bác sỹ bảo tôi bị sa chấn nhân vào buồng dịch kính, sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể, đục thủy tinh thể tiến triển”. Theo ông Nhuận, đến nay mắt của ông mờ, nhìn không rõ, nước mắt chảy và có nguy cơ mù.

Việc hàng loạt ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể tại Bệnh viện mắt Thái Nguyên xảy ra biến chứng hậu phẫu, buộc phải chuyển viện gây ra nhiều rủi ro và thiệt hại về thể xác và tinh thần cũng như tài chính cho bệnh nhân không tránh khỏi việc dư luận đặt ra nhiều nghi ngờ đối với trình độ tay nghề khám chữa bệnh yếu kém của các Bác sỹ tại đây? Hoặc do chính các trang thiết bị máy móc hỗ trợ quá trình khám, chữa, và điều trị bệnh tại đây có vấn đề?

Đưa trang thiết bị y tế vào sử dụng không đúng quy trình?

Đi sâu tìm hiểu, PV ghi nhận hiện Bệnh viện mắt Thái Nguyên đang sử dụng một máy siêu âm có tên là AB được dùng để siêu âm mắt ở giai đoạn đầu (khám, chuẩn đoán và tiên lượng mức độ nặng nhẹ trước khi đưa ra kết luận và chỉ định mổ hay không mổ đối với bệnh mắt đục thuỷ tinh thể) trong phương pháp mổ Phaco cho mắt bị đục thuỷ tinh thể và là bước quan trọng đầu tiên.

Tuy nhiên máy siêu âm AB được ban lãnh đạo bệnh viện mắt Thái Nguyên mượn của một doanh nghiệp chứ không phải máy của bệnh viện.

 

Bệnh viện mắt Thái Nguyên: Những lùm xùm gây bức xúc dư luận

 

Theo luật quy đinh về mua sắm quản lý trang thiết bị y tế, thiết bị máy móc y tế sử dụng trong bệnh viện phải được căn cứ vào nhu cầu thực tế của bệnh viện để lên danh sách đề xuất mua, bổ sung. Sau đó trình lên Sở Y tế, Sở y tế có trách nhiệm UBND Tỉnh. Nếu UBND Tỉnh chấp thuận phê duyệt mua, bổ sung thì sẽ ra quyết định, bố trí ngân sách, tổ chức đấu thầu sau đó lựa chọn nhà thầu rồi mới được đưa vào sử dụng.

Để rộng đường dư luận và làm rõ những vấn đề nêu trên. PV PhapluatNet có liên hệ và làm việc với ông Lê Quang Thọ - PGĐ bệnh viện mắt Thái Nguyên.

Tại buổi làm việc ông Thọ cho biết: “Việc các em đang quan tâm nó là những việc thường xuyên xảy ra ở tất các bệnh viện...có vấn đề gì đâu”. “Chỉ duy nhất bà Chinh là trường hợp tai biến y khoa, bị viêm nhiễm trùng trong phẫu thuật, thực sự là ca đấy có vấn đề và bọn anh đã có văn bản báo cáo Sở Y tế rồi”. “Đối với các trường hợp khác, phân tuyến viện anh được phép phẫu thuật mổ ca đó, trong quá trình phẫu thuật vượt quá khả năng của phẫu thuật viên thì bọn anh được dừng lại, chuyển tuyến trên điều trị tiếp”.

Vấn đề máy siêu âm AB đang được sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, thì ông Thọ thừa nhận “viện anh có duy nhất máy siêu âm mắt là đi mượn của một công ty ở dưới Hà Nội... Máy này được dùng trong quy trình trước mổ, kiểm tra võng mạc của mắt, võng mạc là bộ phận tiên quyết xem mắt đấy có nhìn được hay không. Đây là máy mới tinh, thanh tra sở có kiểm tra rồi”.

Tuy nhiên khi PV đề nghị tiếp cận hồ sơ lưu hành liên quan đến máy siêu âm, các văn bản báo cáo Sở Y tế trước khi mượn máy về sử dụng thì ông Thọ nói “cho anh khất”.

Đối với việc đưa máy siêu âm đưa vào sử dụng khám chữa bệnh trong bệnh viện của lãnh đạo bệnh viện mắt Thái Nguyên là trái quy định như trên, dễ khiến bệnh nhân khi bị biến chứng hậu phẫu nghi ngờ, do chất lượng đo lường hình ảnh của máy siêu âm đó không tốt dẫn đến nhiều rủi ro khi phẫu thuật.

Ngoài những vấn đề PhapluatNet đã nêu trên, PV còn nhận được đơn thư tố cáo liên quan đến việc bệnh viện mắt Thái nguyên còn ký khống vào phiếu trả kết quả siêu âm, cho bác sỹ đang tập sự, chưa có chứng chỉ hành nghề vào siêu âm, khám và kê đơn cho bệnh nhân. PhapluatNet kính đề nghị các cơ quan chức năng, sở ban ngành liên quan vào cuộc điều tra làm rõ, trách nhiệm thuộc về ai và có phương án xử lý đối với những sai phạm.

Phẫu thuật Phaco (viết tắt của phacoemulsification) là một phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến. Phẫu thuật viên lấy thủy tinh thể bị đục (cườm khô) ra bằng sóng siêu âm nhũ tương hóa thủy tinh thể, nghĩa là phẫu thuật viên làm cho nó nhão ra và tách thành nhiều mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài. Sau đó phẫu thuật viên đặt trở vào một thủy tinh thể nhân tạo (gọi là kính nội nhãn-IOL). Mổ Phaco đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kỹ năng hơn. Bên cạnh tay nghề, phẫu thuật viên phải biết sử dụng thành thạo thiết bị hỗ trợ. Một phẫu thuật viên mổ Phaco phải được đào tạo ít nhất 1 năm và mất 3 năm tích lũy . Nếu phẫu thuật viên không được đào tạo bài bản, chưa làm chủ được máy, sẽ gây ra những biến chứng không lường trước cho bệnh nhân.

PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40938 sec| 682.766 kb