Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Biểu hiện bệnh, con đường lây truyền và cách phòng ngừa vi khuẩn 'ăn thịt người'

Biểu hiện bệnh, con đường lây truyền và cách phòng ngừa vi khuẩn 'ăn thịt người'
Vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore thường sống trong bùn đất và nước, lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn, thường bùng phát vào tháng 7, 11.

Những ngày vừa qua vi khuẩn ''ăn thịt người'' Whitmore đã bùng phát mạnh mẽ trở lại khiến dư luận hết sức hoang mang.

Cụ thể, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi mắc bệnh Whitmore (hay Melioidosis). 

Biểu hiện bệnh, con đường lây truyền và cách phòng ngừa vi khuẩn 'ăn thịt người'
3 trường hợp bệnh nhi mắc Whitmore.

Theo các bác sĩ, 3 bệnh nhân đều có bệnh cảnh áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai. Gia đình tưởng là bệnh quai bị, tự điều trị tại nhà nên đến khi nhập viện bệnh đã nặng.

Mới đây, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết bệnh viện đã ghi nhận 1 trường hợp nhiễm vi khuẩn ăn thịt người whitmore do bị bừa đâm rách mặt gối phải.

Biểu hiện bệnh, con đường lây truyền và cách phòng ngừa vi khuẩn 'ăn thịt người'
Bệnh nhân M.D sau khi đã được chữa trị (Ảnh: Infonet).

Sau 10 ngày tiểu phẫu, bệnh nhân M.D (45 tuổi) lại phải nhập viện lại vì vết thương vẫn sưng nề, chảy dịch mủ, hình thành ổ apxe. Ngay lập tức, anh D. được phẫu thuật nạo tổ chức viêm lấy xương chết, nuôi cấy mủ tổ chức viêm tìm thấy vi khuẩn B. Pseudomallei (sau gần 1 tháng khởi bệnh).

Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ.

Vi khuẩn ăn thịt người là loại vi khuẩn như thế nào?

PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, whitmore do vi khuẩn gram âm B. pseudomallei (hay còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) gây ra. Khi vào tới cơ thể, loại vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc và tử vong. Những bệnh nhân vốn có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính... thường có nguy cơ bị tổn thương cơ quan nội tạng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.

Biểu hiện bệnh, con đường lây truyền và cách phòng ngừa vi khuẩn 'ăn thịt người'

Whitmore không phải là bệnh mới hay hiếm gặp mà nó đã bị "lãng quên" trong cộng đồng. Bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1936. Vi khuẩn này thường sống trong bùn đất và nước, đường lây truyền chủ yếu qua vùng da tổn thương bị tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Ngoài ra, căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Vi khuẩn ăn thịt người có thể gây tử vong trong vòng 48 giờ

Căn bệnh này hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.

Đáng lưu ý, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu... Tuy nhiên bạn cũng có thể lưu ý những dấu hiệu dưới đây để chẩn đoán bệnh sớm và đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

- Sốt cao.

- Mắc bệnh viêm phổi.

- Xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí.

- Mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vậy phải làm gì để phòng ngừa vi khuẩn whitmore tấn công?

PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo rằng, những năm gần đây, số ca mắc bệnh whitmore được không ngừng tăng, cao điểm thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 - tháng 11. Vì vậy, những người làm việc tiếp xúc với môi trường đất, nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Bên cạnh đó, mỗi người đều phải có ý thức trong việc giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nhất là bàn tay, bàn chân luôn phải sạch. Nếu tay chân dính bùn đất thì phải đi rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô trước khi muốn làm gì tiếp theo.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.44740 sec| 642.242 kb