Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bình Dương: 'Tay trắng' sau hơn 20 năm trồng rừng phòng hộ

Bình Dương: 'Tay trắng' sau hơn 20 năm trồng rừng phòng hộ
Công ty Bích Hương là đơn vị chịu thiệt hại sau vụ cháy rừng nhưng lại bị các cơ quan chức năng đưa ra “thế tội” trong các kết luận, báo cáo gửi các ban ngành. Sau hơn 20 năm nhận khoán rừng nhưng Công ty không hề nhận được bất cứ hỗ trợ nào theo quy định

Đùn đẩy trách nhiệm

Công ty TNHH Bích Hương (KP.4B, TT. Dầu Tiếng, Bình Dương) là đơn vị nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ 796,1ha rừng thuộc khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu (Dầu Tiếng, Bình Dương) từ năm 1996. Qua hơn 20 năm nhận khoán, Công ty Bích Hương đã tự bỏ vốn, công sức để đầu tư trồng mới, chăm sóc, bảo vệ cây rừng và luôn chấp hành đúng mọi chủ trương, chỉ đạo của các cấp, ban, ngành đề ra. Tuy nhiên, theo phản ánh của Công ty gửi tới báo, trưa 28/4, một vụ cháy quy mô lớn gần 10ha đã diễn ra tại khu vực rừng nhận khoán của Công ty, gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bình Dương: 'Tay trắng' sau hơn 20 năm trồng rừng phòng hộ
Công ty TNHH 1TV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa lập rào chắn, bán vé vào cổng.

Về trách nhiệm trong vụ việc, tại biên bản số 78/BB – BQLR về việc thực hiện các quy định trong hợp đồng khoán bảo vệ rừng đối với chủ rừng là Công ty Bích Hương do BQLR phòng hộ Núi Cậu-Dầu Tiếng lập ngày 11/5 (sau thời điểm vụ cháy xảy ra), các đơn vị đã cho rằng Công ty Bích Hương không thực hiện nghiêm chỉnh công tác PCCC và đưa ra kết luận: “...Công ty TNHH Bích Hương đã không thực hiện tốt vai trò , trách nhiệm của người nhận khoán, để xảy ra cháy rừng, làm thiệt hại tài sản của nhà nước...”.

Tuy nhiên, theo thông tin phản ánh cũng như qua quá trình tìm hiểu thực tế, có một đơn vị đang khai thác du lịch tại khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu. Đơn vị này lập cổng chào trước đường vào rừng, sau đó lập chốt, rào chắn để bán vé cho khách du lịch. Mỗi du khách muốn vào rừng phải mua vé vào cổng với giá 3.000 đồng/người. Trên vé có con dấu và đề tên “Công ty TNHH 1TV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa”.

Bình Dương: 'Tay trắng' sau hơn 20 năm trồng rừng phòng hộ
Vé vào cổng hồ Dầu Tiếng, khu vực núi Cậu.

Liên quan tới vấn đề này, PV đã liên hệ làm việc với các đơn vị chức năng liên quan, tuy nhiên các đơn vị này lại tìm cách đá bóng trách nhiệm, không trả lời báo chí. Cuối cùng, sau nhiều ngày chờ đợi, BQLR phòng hộ Núi Cậu – Dầu Tiếng cũng có văn bản trả lời. Theo đó, BQLR khẳng định khu vực rừng cháy không cấp phép du lịch cho bất cứ đơn vị nào khai thác du lịch và Công ty TNHH 1TV KTTL Dầu Tiếng – Phước Hòa không hề khai thác du lịch trong rừng phòng hộ.

Tiền hỗ trợ chủ rừng đi về đâu?

Ngoài những vấn đề bức xúc nêu trên, theo phản ánh của đại diện Công ty Bích Hương, trong suốt quá trình nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ từ năm 1996 tới nay, công ty không hề nhận được bất cứ một sự hỗ trợ nào từ các cấp ban ngành tỉnh Bình Dương.

Đại diện Công ty cho biết suốt hơn 20 năm, công ty không hề được hỗ trợ, cho vay ưu đãi về lãi suất để trồng rừng phòng hộ theo quy định hiện hành của Chính phủ dù đã gõ cửa nhiều nơi. Tới thời điểm hoàn thành, làm đơn xin hỗ trợ kinh phí thì Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương lại trả lời rằng đã đạt tiêu chí thành rừng nên không thể hỗ trợ.

Bình Dương: 'Tay trắng' sau hơn 20 năm trồng rừng phòng hộ
Hợp đồng nhận khoán trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng của Công ty Bích Hương năm 1996.

Bên cạnh đó, theo của đại diện Công ty Bích Hương, từ thời điểm ký hợp đồng nhận khoán rừng tới nay, công ty không nhận được những khoản phí hỗ trợ theo quy định

Để có thêm thông tin khách quan gửi tới , PV đã liên hệ làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, đại diện sở cho biết do lãnh đạo đi vắng nên đề nghị PV để lại thông tin và trả lời sau.

PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Thanh Sơn

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18570 sec| 634.484 kb