Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bộ trưởng GD&ĐT: Giao kỳ thi cho địa phương, bệnh thành tích kéo dài

Bộ trưởng GD&ĐT: Giao kỳ thi cho địa phương, bệnh thành tích kéo dài
Bộ trưởng thừa nhận, việc giao kỳ thi cho các địa phương tổ chức khiến bệnh thành tích còn kéo dài, tốt nghiệp gần như 100%.

Ngày 24/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. 

Giải thích nguyên nhân tỷ lệ tốt nghiệp cao, Bộ trưởng Nhạ cho rằng có nhiều lý do, trong đó có việc điểm tốt nghiệp dùng điểm thi kết hợp với điểm học bạ để xét.

Bộ trưởng GD&ĐT: Giao kỳ thi cho địa phương, bệnh thành tích kéo dài
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, từ năm tới kỳ thi THPT quốc gia sẽ không phục vụ mục đích "2 trong 1"

Bộ trưởng thừa nhận điểm học bạ như chiếc “phao cứu sinh” của học sinh nhưng ông cũng khẳng định sẽ từng bước tiến tới đánh giá điểm học bạ ở một mức độ nhất định, còn lại phải tăng vai trò của điểm thi để kỳ thi có ý nghĩa cao hơn, thực chất hơn.

Báo cáo cũng đánh giá việc xây dựng đề thi đã được Bộ GD-ĐT đầu tư, đề thi qua từng năm được Bộ giám sát lộ trình và mục tiêu, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời có tính chất phân hoá tăng dần để phục vụ mục tiêu xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Việc xác định 2 mục tiêu đồng thời cho kỳ thi THPT quốc gia (gồm xét tốt nghiệp THPT và sử dụng kết quả để xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng) là không dễ khi xây dựng đề thi. Mặt khác, từ yêu cầu này dẫn tới cấu trúc đề thi được thiết kế với 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao, đã tạo áp lực lớn đối với thí sinh chỉ có một mục tiêu thi tốt nghiệp THPT, mà không có nguyện vọng tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, khó có thể đạt điểm thi THPT cao.

Ngoài ra, thi THPT quốc gia hiện hành còn bộc lộ các hạn chế khác như cách thức xây dựng ngân hàng câu hỏi làm đề thi của Bộ chưa đảm bảo các tiêu chí về chuẩn hoá (quy trình triển khai thực tế chưa được thẩm định, giám sát và đánh giá độc lập về tính khách quan, khoa học khi đây là những yêu cầu với việc ra đề thi cấp quốc gia), phần lớn ngân hàng câu hỏi chưa dựa trên nguồn là mẫu đề thi của các trường THPT trên cả nước, vì vậy, khó đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Tới đây, kỳ thi sẽ không phục vụ 2 mục đích, mà chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp phổ thông. “Chúng tôi sẽ cải tiến theo hướng đây là kỳ thi THPT quốc gia, do đó nội dung, mức độ, yêu cầu đạt được phải gắn với THPT quốc gia, miễn là phải phản ánh thực chất, minh bạch công khai. Theo đó, các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi là việc của các trường”.

Bộ trưởng thừa nhận, việc giao kỳ thi cho các địa phương tổ chức khiến bệnh thành tích còn kéo dài, tốt nghiệp gần như 100%.

“Tới đây, chúng tôi sẽ cải tiến kỳ thi tốt hơn nhưng vẫn bảo lưu quan điểm cần duy trì kỳ thi quốc gia”.

Ở khâu coi thi, Bộ GD-ĐT cho biết, một số cán bộ coi thi vẫn còn chưa thực hiện hết chức trách của mình, kiểm tra chưa nghiêm: còn để tình trạng thí sinh tô nhầm số báo danh, mã đề, tô mờ các phương án trả lời nên phải chấm thủ công bài thi; thiếu chữ kí của cán bộ coi thi trong phiếu TLTN của thí sinh.

Trước mắt, năm 2019, Bộ sẽ tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh, kiểm tra, giám sát của Bộ GDĐT; tăng cường vai trò giám sát của các trường ĐH, CĐ trong tổ chức thi.

Về kỳ thi THPT quốc gia những năm tới, Bộ GD-ĐT xác định việc tổ chức các bài thi được giữ ổn định như năm 2017. Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế từng bước phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu điều kiện cho phép, có thể thí điểm tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên .

Văn Anh (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.16262 sec| 633.922 kb