Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bộ trưởng Lao Động: 'Không thể không tăng tuổi nghỉ hưu'

Bộ trưởng Lao Động: 'Không thể không tăng tuổi nghỉ hưu'
Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu là "việc phải làm ngay vì Việt Nam đang già hóa dân số rất nhanh".

Sáng 29/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về đề xuất tăng tuổi hưu, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết Nghị quyết số 28/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm đã nêu rất rõ mục tiêu, mục đích về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. 

Trong đó, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tính tới yếu tố tăng việc làm và phải căn cứ vào rất nhiều mục tiêu khác như đảm bảo bền vững quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn, vấn đề già hoá dân số, giảm khoảng cách về giới…

Bộ trưởng Lao Động: 'Không thể không tăng tuổi nghỉ hưu'
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội .

Nghị quyết của Trung ương đã nêu rất rõ về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, với mục tiêu tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm và đảm bảo bền vững quỹ bảo hiểm xã hội; phù hợp với quá trình già hóa dân số và giảm dần khoảng cách về giới...

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dài nhưng phải hành động mau lẹ, đặc biệt tiến tới thích ứng được với già hóa dân số vào năm 2035.

Việt Nam là nước có dân số vàng, nhưng thời điểm dân số vàng bắt đầu chuyển sang già là từ năm 2014. Nếu như năm 2000, bình quân số lao động bước vào tuổi lao động là 1,2 triệu người thì đến nay đã giảm xuống còn 400.000. Tỷ lệ lao động bước vào tuổi lao động ngày càng giảm trong khi Việt Nam lại có tốc độ già hóa dân số vào loại nhanh trên thế giới. Hiện có khoảng 7% người ở độ tuổi 60 trở lên, con số này nếu chuyển từ 7% sang 14%, với các nước như Đức, Pháp mất 100 năm, Hàn Quốc, Thái Lan mất 20 năm, còn Việt Nam tối đa 15 năm.

Độ tuổi lao động hiện nay của chúng ta đã được quy định từ năm 1961, tức là hơn 60 năm rồi. Khi đó bình quân tuổi thọ Việt Nam mới trên 45 tuổi, đến nay tuổi thọ bình quân là 76,6, nữ là 79,5 tuổi. Việt Nam hiện là một trong những nước có tuổi thọ cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, nhìn về vấn đề đảm sự ổn định quỹ bảo hiểm xã hội, ông cho rằng, hiện nay thời gian đóng BHXH của nam và nữ nhìn chung là thấp. Có người đóng bình quân 20 năm, nhưng hưởng rất cao. Đặc biệt, mức hưởng lương hưu thông thường các nước là 45%, nhưng Việt Nam hưởng lương hưu cao nhất là 75%, có nghĩa bình quân mức hưởng lương hưu của người lao động là 70%. Như vậy, việc tăng tuổi hưu là tổng thể nhiều nguyên nhân nhưng Chính phủ đang thiết kế chính sách để có người về hưu ở tuổi 50.

Về đối tượng được nghỉ hưu sớm, ông Đào Ngọc Dung khẳng định Chính phủ đang rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, lĩnh vực được quyền nghỉ hưu sớm để kèm theo bộ luật này.

“Chẳng hạn riêng lĩnh vực than, hầm lò đã quy định có thể nghỉ hưu sớm. Những lực lượng lao động có trình độ cao, ngành nghề có công việc rất đặc biệt như tòa án, kiểm sát, giáo sư, Nhà khoa học giỏi cần khuyến khích họ làm việc suốt đời…”, ông Dung nói và khẳng định đến lúc này không thể không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.35196 sec| 633.484 kb