Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bộ Y tế bác tin virus tay chân miệng đã biến đổi gen nguy hiểm hơn

Bộ Y tế bác tin virus tay chân miệng đã biến đổi gen nguy hiểm hơn
TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay thông tin virus gây bệnh tay chân miệng đã biến chủng, biến đổi kiểu gen để tạo thành virus mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn là không chính xác.

Chiều 9/10, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho hay thông tin virus gây bệnh tay chân miệng đã biến chủng, biến đổi kiểu gen để tạo thành virus mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn là không chính xác.

Ông Phu khẳng định các type virus gây bệnh tay chân miệng ở nước ta đang khiến nhiều người lo lắng là EV71, chiếm 21% số lượng bệnh nhân. Chủng virus này dễ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay chân miệng. Đáng chú ý là bệnh có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Trung, Hà Nội, như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội.

Đặc biệt, số ca bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Bộ Y tế bác tin virus tay chân miệng đã biến đổi gen nguy hiểm hơn

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng. Bệnh thường lây lan nhanh vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn thấp kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ.

Bệnh sởi cũng đang diễn biến phức tạp không riêng miền Bắc mà cũng ghi nhận các ca mắc sởi ở miền Nam. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 3.000 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố, 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên.

Trong khi đó, hiện dịch sốt xuất huyết đang lưu hành ở hầu hết các tỉnh thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) cho hay Hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh ở thể cấp tính.

Bệnh tay chân miệng do nhiễm virus coxsackievirus A16 là bệnh ở thể nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân đều hồi phục sau từ 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế và ít có biến chứng.

Bộ Y tế bác tin virus tay chân miệng đã biến đổi gen nguy hiểm hơn

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus EV71 có thể tiến triển thành bệnh viêm màng não và viêm não, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng về thần kinh, tim mạch và hô hấp. Đã có những trường hợp tử vong do virusEV71 gây bệnh viêm não trong các đợt bùng phát.

Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày. Sốt, kéo dài từ 24 đến 48 tiếng, là triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh tay chân miệng.

Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng.

Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát xuất hiện trong miệng. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má. 

Vũ An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.16080 sec| 634.305 kb