Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Bộ Y tế lý giải về giá giường bệnh 4 triệu đồng/ngày

Bộ Y tế lý giải về giá giường bệnh 4 triệu đồng/ngày
Mức giá giường bệnh tối đa trong dự thảo thông tư mới có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng ngang hàng với giá khách sạn hạng sang. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng vụ kế hoạch tài chính (bộ Y tế) đã đưa ra những lý giải cụ thể.

Theo Infonet, ngày 12/8, Bộ Y tế đã họp báo về những điểm mới tại Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập. Đây là Thông tư mới mà Bộ Y tế đang chuẩn bị ban hành, dự kiến có hiệu lực thi hành ngay từ quý 3/2019.

Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đưa ra thông tư trên bởi lẽ hiện nay đã có 4 bệnh viện được “cởi trói” tự chủ hoàn toàn và thông tư này sẽ giúp các bệnh viện có thêm văn bản hướng dẫn thực hiện.

Bộ Y tế lý giải về giá giường bệnh 4 triệu đồng/ngày
Ông Nguyễn Nam Liên thông tin đến báo chí. (Ảnh: An ninh Thủ đô)

Trong dự thảo thông tư giá giường bệnh tối đa có thể lên đến 4 triệu đồng/ngày, áp dụng cho bệnh viện hạng đặc biệt, 1 giường/phòng. Ngoài ra, có các mức từ 1,3 đến 2,5 triệu đồng/ngày, tùy từng bệnh viện. Điều này, đã gây ra nhiều luồng ý kiến tranh luận, nhiều người cho rằng giường bệnh đắt ngang hàng với khách sạn hạng sang.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Nam Liên bày tỏ: “Thông tư có quy định mức giá tối đa là 4 triệu đồng đối loại 1 giường/1 phòng. Giường điều trị có hàng chục loại nên không phải cứ 1 giường/1 phòng là được thu 4 triệu đồng mà các bệnh viện phải xây dựng, quyết định giá cho từng loại giường như: Hồi sức tích cực, giường sau các phẫu thuật loại đặc biệt, loại I... hay giường điều trị nội khoa… Chi phí các vật tư chăm sóc người bệnh cũng phải tính theo từng loại giường. Tiền lương phải tính theo trình độ bác sĩ điều trị và mức độ chăm sóc của điều dưỡng. Người bệnh nặng phải luôn có 1 điều dưỡng chăm sóc 24/24 giờ, người nhà không phải chăm sóc thì giá khác với giường cũng chăm sóc 24/24 giờ nhưng 1 điều dưỡng có thể phục vụ 2-3 hoặc 4 giường…

Vì thế, giá giường bệnh 4 triệu/giường không phải áp dụng hết cho tất cả các loại giường mà phải triển khai phù hợp với thực tế của đơn vị mình”.

Bộ Y tế lý giải về giá giường bệnh 4 triệu đồng/ngày

Ông Liên cho biết, các bệnh viện thường tính 600- 1 triệu đồng/giường cho những giường bệnh nặng. Có người bệnh còn đòi hỏi có điều dưỡng chăm sóc 24/24 giờ, điều kiện phòng ốc đầy đủ các dịch vụ tiện nghi, thậm chí sang trọng không chỉ phòng bệnh mà có cả khu , tiếp khách... giá 4tr thực sự phải như thế để những đối tượng có nhu cầu ra nước ngoài chữa bệnh sẽ không phải đi đâu.

“Các bệnh viện có thể áp dụng loại giường 4 triệu nhưng phải đảm bảo có phòng ốc, phải tính toán chi phí cụ thể”, ông Liên cho hay.

Nhiều người so sánh giá phòng bệnh với phòng khách sạn, ông Liên cho rằng, điều đó khập khiễng bởi phòng khách sạn chỉ ngủ lại là chính, còn phòng bệnh, người bệnh nằm 24/24, chi phí rất lớn từ các dịch vụ đi kèm từ chăm sóc y tế, dinh dưỡng, giặt đồ, tắm gội tất cả cộng lại thành phòng bệnh VIP với giá 4 triệu đồng/phòng.

Theo báo Giao thông, ông Liêm bác bỏ lo ngại các bệnh viện sẽ lạm thu, tận thu, dùng của công để làm dịch vụ, bởi sẽ có những cơ chế giám sát chặt chẽ, và các bệnh viện phải đủ điều kiện mới được tổ chức dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Với các bệnh viện sử dụng tài sản công để hoạt động dịch vụ theo yêu cầu hoặc sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu, Thông tư mới của Bộ Y tế yêu cầu phải có đề án sử dụng tài sản vào mục đích liên doanh, liên kết, hoạt động dịch vụ được cấp có thẩm quyền quyết định. Các cơ sở này được quyết định mức giá nhưng không được vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư.

Bộ Y tế nhấn mạnh, giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh theo yêu cầu chỉ áp dụng với người có nhu cầu và tự nguyện đăng ký sử dụng các dịch vụ chăm sóc , khám, chữa bệnh theo yêu cầu. Người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về BHYT.

Người không có thẻ BHYT nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì sẽ vẫn thực hiện theo mức giá do Bộ Y tế và mức giá do UBND cấp tỉnh quy định.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.38786 sec| 646.117 kb