1. Bệnh ngoài da
Rôm sảy, viêm lỗ chân lông, mề đay, nhiễm trùng da... là những bệnh da liễu phổ biến nhất ở trẻ trong mùa hè. Để phòng tránh các bệnh ngoài da, cách tốt nhất là giữ vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ, bảo vệ làn da không bị tổn thương, trầy xước. Nếu có vết thương nên rửa vết thương sạch và băng lại nhằm hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
2. Bệnh tay chân miệng ở trẻ trong mùa hè
Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường phân - miệng.
Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đặc biệt là các cháu đang đi nhà trẻ, mẫu giáo.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và rất dễ tấn công vào mùa hè.Trẻ bị tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ.
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ, bố mẹ lưu ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị.
3. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè do mùa hè nước ta có khí hậu nóng ẩm nên đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong thực phẩm. Thức ăn rất dễ bị ôi thiu, uống nước bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy có triệu chứng dễ thấy là nôn mửa, miệng trở nên khô, đau dạ dày, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.
Để phòng bệnh tiêu chảy mùa hè cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý rửa tay và chân cho trẻ trước khi ăn uống, vệ sinh móng tay sạch sẽ và chỉ cho bé uống nước đã đun sôi. Thức ăn còn thừa nên đổ đi hoặc cất trữ trong tủ lạnh để tránh ôi thiu. Trường hợp bé bị tiêu chảy nên cho uống nhiều nước, uống thêm dung dịch oresol.
4. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh lây truyền từ người sang người khác qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.Trẻ bị thủy đậu ban đầu thường ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày.
Trẻ bị thủy đậu nếu không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì có khả năng dẫn đến nhiễm trùng. Khi đó, trẻ có thể bị đau họng, ho… Cha mẹ cần lưu ý không để con viêm họng, ho, kéo dài vì sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi.
Trong những ngày nốt thủy dậu xuất hiện và lan rộng, nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tức, chậm trễ sẽ rất nguy hiểm.
5. Viêm họng và thanh quản
Thời tiết nắng nóng, nên nhiều trẻ rất thích đồ uống lạnh. Vì vậy, viêm họng và viêm thanh quản cũng là hai trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè.
Để phòng tránh mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm hoặc mát, giữ ấm cổ khi về đêm, điều chỉnh quạt và nhiệt độ điều hòa ở chế độ phù hợp khi ngủ. Lưu ý không để quạt hoặc điều hòa thốc gió trực tiếp vào khu vực đầu cổ của trẻ. Khi trẻ vừa đổ mồ hôi sau khi chơi đùa, không cho bé tắm ngay mà để con ngồi nghỉ cho ráo mồ hôi trước.
6. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa… hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Mùa hè không khí ẩm khiến muỗi càng dễ sinh sôi, nảy nở.
Để phòng tránh sốt xuất huyết chúng ta cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không để những hố, chai lọ chứa nước vì đây là điều kiện lý tưởng cho muỗi đẻ trứng, và luôn cho trẻ ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Hãy phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy định kỳ đặc biệt vào đầu mùa hè để phòng và tránh bệnh sốt xuất huyết.
Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung cho con những thực phẩm giúp kích thích trẻ nhỏ ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng để trẻ khỏe mạnh, chống chọi được với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các mẹ chủ động hơn khi chăm con trong những ngày hè nắng nóng, giúp con phòng tránh bệnh tật, lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).
Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:
http://nutribaby.vn/diem-ban.
Fanpage:
- https://www.facebook.com/nutribaby.vn/
https://www.facebook.com/nutribabyplus/
PV