Việc ngày càng có nhiều người gắn bó với một thiết bị di động, bất kể là smartphone, máy tính bảng, hay thậm chí một chiếc laptop mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng mang đến những tác động tiêu cực.
Nghiên cứu mới đây của ScienceDirect cho biết có tới 89% sinh viên đại học tại Mỹ bị mắc chứng "rung điện thoại tưởng tượng", tức tưởng tượng rằng điện thoại của họ đang rung, nhưng trên thực tế không hề có cuộc gọi hay tin nhắn nào.
Nhà nghiên cứu nội tiết học Robert Lustig cho biết, những thông báo từ điện thoại khiến đánh thức hoạt động của phần não bộ phía trước - bộ phận chuyên giải quyết những vấn đề được ưu tiên. Do đó, khi thông báo trên điện thoại liên tục hiển thị khiến bộ phận này bị rối rắm, quá tải và gây nên tình trạng căng thẳng, thậm chí là sợ hãi.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, não bộ của một người trưởng thành có tốc độ xử lý khổng lồ, tương đương 60 bit /giây. Càng nhiều tác vụ phải thực hiện khiến chúng ta đứng trước sự chọn lọc về việc muốn sử dụng sức mạnh của bộ não như thế nào.
Nhiều người muốn sử dụng điện thoại hoặc các trợ thủ điện tử khác để xử lý thêm nhiều việc hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều này không những khiến não chúng ta mệt mỏi hơn mà nó còn trở nên "lười lao động" hơn.
Ngoài ra, việc tiếp nhận thông tin từ smartphone là một cách "tệ hại nhất", vì cơ thể con người có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc hơn từ sách hơn là từ màn hình một thiết bị điện tử. Điều này khiến cho những người thường xuyên đọc sách sẽ có được tư duy sâu sắc và nhạy bén hơn.
Nhà tâm lý học David Meyer cho biết, các thông báo từ điện thoại hoặc máy tính, các ý nghĩ chợt vụt qua đầu...thậm chí chiếm tối đa tới 40% hiệu suất làm việc của não bộ. Mỗi khi sự xao nhãng xảy ra, cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn hoóc môn corticol - gây stress. "Sự chuyển đổi" này cũng tạo ra bồn trồn trong suy nghĩ, gây nên hiện tượng muốn nghỉ ngơi của não trước, kích hoạt dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác nghiện của não bộ.
Tú An (TH)