Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Chánh thanh tra Bộ GD nói gì việc phạt tiền vi phạm trong giáo dục?

 Chánh thanh tra Bộ GD nói gì việc phạt tiền vi phạm trong giáo dục?
Khi thiết kế ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến, đặc biệt các sở, các địa phương đều đề nghị tăng mức phạt để tăng tính răn đe. Tại Dự thảo, đối với cá nhân mức xử phạt mới chỉ dừng lại ở mức 20-30 triệu đồng, với tổ chức ở mức 60-80 triệu đồng.

Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Trước những băn khoăn của dư luận về tính khả thi của Dự thảo này, chiều qua 2/10, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Tại Dự thảo, các mức phạt đối với các hành vi vi phạm của giáo viên, giảng viên được đưa ra rất cụ thể. Chính điều này khiến dư luận băn khoăn có hay không việc “đè” giáo viên ra để phạt. Ông Nguyễn Huy Bằng cho rằng bên cạnh việc xử phạt, dự thảo Nghị định cũng có những quy định để bảo vệ nhà giáo. Nếu phụ huynh xúc phạm giáo viên cũng bị xử phạt.

 Chánh thanh tra Bộ GD nói gì việc phạt tiền vi phạm trong giáo dục?
Nhiều ý kiến băn khoăn việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự dựa vào cái gì để xác định

“Đây cũng chính là công cụ để bảo vệ giáo viên” - ông Bằng cho hay. Còn về mức tiền phạt, ông Bằng cho rằng mức này nằm trong quy định. Trước đây Nghị định 138 quy định về xử phạt hành chính trong giáo dục ban hành năm 2013 đã có. Dự thảo Nghị định mới chỉ tăng hoặc giảm mức phạt đối với các hành vi. 

Cho nên hiện nay khi thiết kế ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến, đặc biệt các sở, các địa phương đều đề nghị tăng mức phạt để tăng tính răn đe. Tại Dự thảo, đối với cá nhân mức xử phạt mới chỉ dừng lại ở mức 20-30 triệu đồng, với tổ chức ở mức 60-80 triệu đồng.

Ông Nguyễn Huy Bằng cũng khẳng định so với lĩnh vực giao thông và các lĩnh vực khác thì xử phạt trong giáo dục là ít. Theo số liệu tổng kết thì có gần 30 trong tổng số 63 Sở GD&ĐT có số liệu xử phạt trong 5 năm thực hiện Nghị định 138 . Hơn một nửa sở còn lại chưa xử phạt lần nào. 

Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ (Hà Nội), cho biết việc xử phạt nên có chế tài rõ ràng và có tính răn đe là cần thiết nhưng quan trọng là tính khả thi và cách thức thực hiện. Trên thực tế, Nghị định về xử phạt hành chính trong giáo dục đã ra đời từ năm 2013 đến nay, trong đó có quy định rất rõ những vi phạm đang là vấn đề nhức nhối của giáo dục hiện nay như dạy thêm học thêm tràn lan, tuyển sinh sai quy định… nhưng thử hỏi đã xử lý vi phạm được bao nhiêu vụ, thu được từ phạt hành chính bao nhiêu tiền?

"Có những hành vi mà phạt tiền không đủ sức răn đe, họ chấp nhận nộp phạt vì lợi nhuận mà họ thu được từ hành vi vi phạm lớn hơn nhiều mức phạt quy định”, ông Vũ thẳng thắn nhận định.

 Chánh thanh tra Bộ GD nói gì việc phạt tiền vi phạm trong giáo dục?
Không có chuyện giáo viên nơm nớp suốt ngày lo bị phạt.

Đọc dự thảo nghị định thì thấy dạy thêm trái với quy định hiện hành là xử phạt tiền, ví dụ như dạy thêm cho HS tiểu học, HS học 2 buổi ngày…

Trao đổi về mức phạt nếu giáo viên, học sinh xúc phạm nhân phẩm bị phạt tiền, cô Lê Thị Ngọc Hà, giáo viên một trường THPT tại Hà Nội băn khoăn ông bà ta có câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Học trò là đối tượng được giáo viên dạy dỗ, sẽ có trẻ ngoan, trẻ hư. Nếu trẻ hư cô thầy phải la mắng, bảo ban học trò. “Nếu tôi mắng học trò, phạt đứng vào góc bảng thôi nhưng phụ huynh kiện lên trên, nói cô giáo này xúc phạm con tôi, làm nhục con tôi thì giáo viên làm sao còn đường mà dạy dỗ. Chưa kể học trò cấp 3 là thời điểm cá tính các em mạnh mẽ, không phải ai cũng ngoan ngoãn để nghe lời” - cô Ngọc Hà .

Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TP.HCM, khẳng định: “Tôi không đồng tình với việc phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học. Quy định này được đưa ra đang xúc phạm đến danh dự của giáo viên. Điều này cho thấy Bộ GD&ĐT không có niềm tin vào các nhà giáo”.

“Tôi thường hay nói thẳng với học trò. Đối với học sinh nghịch ngợm, tôi thường la với mục đích mong em tốt hơn. Chẳng lẽ những lời nói đó của tôi sẽ bị phạt. Như vậy, giáo viên sẽ khách sáo với trò lắm, khen không dám khen, chê không dám chê” - cô Huyền nói.

Trong khi đó, thầy Phạm Bá Giang, giáo viên tại Hoài Đức, Hà Nội, cho rằng phạt có thể là hợp lý, phạt càng cao tính răng đe càng lớn, sẽ hạn chế được một phần các vụ bạo lực học đường như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, việc để xác định hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học lại rất khó.

Huy Hoàng (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.53517 sec| 646.75 kb