Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Chi tiết những điều cần biết về lễ hội chùa Hương năm 2019

Chi tiết những điều cần biết về lễ hội chùa Hương năm 2019
Lễ hội chùa Hương năm 2019 sẽ chính thức khai hội vào lúc 5h ngày 10/2/2019 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Dưới đây là các thông tin về lễ hội chùa Hương năm 2019.

Lễ hội chùa Hương năm 2019 tổ chức vào ngày nào?

Thông tin về công tác tổ chức Lễ hội - du lịch Chùa Hương năm 2019, ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, lễ hội Chùa Hương năm 2019 với chủ đề "Lễ hội Kỷ cương - văn minh - du lịch" sẽ chính thức khai hội vào lúc 5h ngày 10/2/2019 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Chi tiết những điều cần biết về lễ hội chùa Hương năm 2019
Hội chùa Hương sẽ chính thức khai hội vào lúc 5h ngày 10/2/2019 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Về công tác dịch vụ tại lễ hội Chùa Hương năm nay, BTC sẽ không bố trí các điểm kinh doanh nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp không an toàn, khu vực sân ngoài cổng Nam Thiên Môn, sân động Hương Tích, sân cổ động Hương Tích. Dịch vụ hàng quán được bố trí theo sơ đồ phê duyệt. Các hộ kinh doanh thực phẩm ăn uống phải qua tập huấn và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định, không treo móc thịt các loại trong tủ và ngoài cửa hàng gây phản cảm mất vệ sinh. Cấm các hộ kinh doanh dùng loa đài bán hàng, các điểm cờ bạc trá hình dưới hình thức vui chơi có thưởng.

Bố trí lực lượng chấn chỉnh hàng quán ảnh hưởng đến giao thông và cảnh quan di tích, không để lấn chiếm lòng đường từ khu vực ga cáp treo số 3 đến cổng động Hương Tích, không để tình trạng nướng thực phẩm gây khói ảnh hưởng cảnh quan ô nhiễm môi trường.

Đường đi đến Chùa Hương

Chùa Hương nằm rất gần với Hà Nội nên bạn có thể chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt đến chùa Hương dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, có 2 con đường để đi lễ hội chùa Hương, Hà Nội, bạn có thể chọn một trong hai con đường này:

Theo đi chùa Hương bằng xe máy thì con đường đầu tiên là bạn đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông, tới ngã ba Ba La thì rẽ trái để đi tới Vân Đình. Đến Tế Tiêu tiếp tục rẽ trái rồi hỏi đường đi đến chùa Hương.

Hay bạn có thể đi theo con đương quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến nút giao ở Đồng Văn với Quốc lộ 38 thì chạy tiếp khoảng 15km hướng chợ Dầu là tới chùa Hương. Nhưng nếu bạn di chuyển bằng ô tô thì bạn mới được đi cung đường này.

Còn nếu bạn muốn đi chùa Hương bằng xe buýt thì bạn có thể bắt xe buýt tuyến 211 rồi bắt xe 78 từ Tế Tiêu hoặc bắt xe buýt 75 từ bến xe Yên Nghĩa hay bạn có thể bắt một tuyến, đó là bắt xe buýt tuyến 103 để di chuyển tới chùa Hương.

Giá vé khi đi lễ Chùa Hương

Chùa Hương là một khu rất rộng lớn với các công trình kiến trúc độc đáo, nằm rải rác ở nhiều nơi xung quanh khu vực Hương Sơn và được chia ra thành 4 tuyến giúp người hành hương dễ dàng vãn cảnh:

Miễn phí vé đối với trẻ em dưới 10 tuổi.

Giá cáp treo khứ hồi dành cho người lớn, trẻ em là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé

Giá cáp treo 1 chiều dành cho người lớn và trẻ em là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé

Chi tiết những điều cần biết về lễ hội chùa Hương năm 2019
Vé đi đò là 50.000 đồng/người/lượt sau đó sẽ thanh toán cho người chèo đò. Ảnh: Zing.vn.

Vé đi đò là 50.000 đồng/người/lượt sau đó sẽ thanh toán cho người chèo đò, Nhà nước không thu, vé thắng cảnh là 80.000đ/người dành cho chi phí các đơn vị quản lý. Việc bán vé, thanh toán vé, nộp tiền vào kho bạc gọn trong ngày.

Các loại vé thắng cảnh, vé thuyền đò, vé trông giữ xe ô tô, xe máy, biên lai ấn chỉ quản lý theo quy định thống nhất.

BTC lễ hội cũng yêu cầu các đơn vị dịch vụ tham quan tuyến thu gom rác thải, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường. Chịu trách nhiệm miễn phí các nhà vệ sinh công cộng bến đò Long Vân, các điểm trông giữ xe ô tô. Việc bán vé dịch vụ trông giữ ô tô, xe máy chỉ được bán 1 vé/đầu xe ô tô, nếu gửi qua đêm bán vé trực tiếp tại các điểm trông giữ. Không được gây phiền hà cho chủ phương tiện.

Ăn uống khi đi lễ chùa Hương

Ở dọc bến đò tới động Thiên Trù, các cửa hàng, nhà hàng xuất hiện nhiều nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch nên bạn tới đây, dễ dàng lựa chọn được đồ ăn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo giá trước khi mua để không bị chặt chém, nhất là vào mùa lễ hội chùa Hương.

Các điểm tham quan chính ở chùa Hương

Trong quần thể thắng cảnh chùa Hương, có 3 điểm đến đẹp và nổi tiếng linh thiêng bạn không nên bỏ lỡ là đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương Tích.

Động Hương Tích là nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Chùa trong động có nhiều tượng quý, đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai(1793). Tượng do viên quan võ tên là Nguyễn Huy Nhật cúng tiến. Vào mùa hội tháng Giêng, tháng Hai hàng năm, động Hương Tích xanh um màn khói hương tỏa ra và tấp nập khách hành hương lễ phật.

Đền Trình (có nghĩa là nơi "trình diện" với thần linh trước khi đến cõi Phật) nằm trên núi Ngũ Nhạc, thờ một vị thần núi. Đền còn có tên Quan Lớn, thờ một bộ tướng của Vua Hùng.

Chùa Thiên Trù còn được gọi là chùa Ngoài. Ở chùa Thiên Trù có quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1793) thời nhà Tây Sơn. Giữa điện thờ Phật có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu tượng trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần, cao đến 2,8 m.

Đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

Đối với việc đi lễ chùa Hương, bạn nên sắm sửa lễ vật gọn gàng và nên sắm sửa lễ vật từ nhà đi: Hoa, quả, vàng mã ... để giúp tiết kiệm chi phí và thời gian khi đi chùa Hương.

Theo Nguoiduatin

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18233 sec| 646.125 kb