Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Chủ tịch Quốc hội: Không cần đổi tên, gọi tên cũ 'trạm thu phí'

Chủ tịch Quốc hội: Không cần đổi tên, gọi tên cũ 'trạm thu phí'
Trước báo cáo của Bộ trưởng Thể về tên gọi trạm BOT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: "Việc đổi tên trạm thu giá thành trạm thu phí tôi thấy không cần phải nghiên cứu và trình. Tôi thấy trở về tên cũ là được, đợi trình Chính phủ lâu lắm!"

Khai mạc phiên chất vấn sáng nay, Chủ tịch Quốc hội nhận xét, hoạt động này vừa qua đã có nhiều đổi mới, tác động tới hoạt động các ngành, địa phương khắc phục những hạn chế, bất cập; được cử tri cả nước đánh giá cao.

Theo quy định, mỗi lượt chất vấn sẽ có 3 đại biểu đặt câu hỏi, thời lượng hỏi 1 phút và người trả lời chất vấn có tối đa 3 phút để giải trình.

“Với mỗi câu hỏi được chất vấn, đề nghị các Bộ trưởng thẳng thắn xác định rõ trách nhiệm, lộ trình giải quyết vấn đề thời gian tới”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Chủ tịch Quốc hội: Không cần đổi tên, gọi tên cũ 'trạm thu phí'
Chủ tịch Quốc hội: Cứ đúng trạm thu phí mà gọi, không cần nghiên cứu đổi tên.

Ngay đầu giờ sáng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã nhận được 36 ý kiến ĐBQH đăng ký chất vấn. Theo đúng quy định, 3 ĐBQH đầu tiên đặt câu hỏi với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.

Trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thay mặt ngành Giao thông cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp ngành, đông đảo nhân dân… luôn đồng hành với nhân dân thời gian qua. Đó là động lực giúp ngành Giao thông hoàn thành trách nhiệm được giao.

Bộ trưởng cũng thừa nhận, quá trình nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông chưa đảm bảo yêu cầu. Hệ thống đường sắt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vai trò của các loại hình vận tải đường sắt, đường sông… chưa đáp ứng được.

Tai nạn giao thông diễn biến phức tạp. Đảm bảo an toàn giao thông có trách nhiệm của ngành GTVT, cần có những giải pháp hiệu quả.

Bộ trưởng bày tỏ cảm ơn dư luận và ĐBQH để sớm Chính phủ có một tên mới thay trạm thu phí BOT phù hợp với luật và yêu cầu thực tiễn.

Trước báo cáo của Bộ trưởng Thể về tên gọi trạm BOT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: Việc đổi tên trạm thu giá thành trạm thu phí tôi thấy không cần phải nghiên cứu và trình. Tôi thấy trở về tên cũ là được, đợi trình Chính phủ lâu lắm!

Có 9 phút để trả lời 3 câu hỏi của các ĐBQH nêu trên, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Chênh lệnh giữa hợp đồng BOT và kết quả kiểm toán, Bộ trưởng nói: “Đấu thầu và ký hợp đồng BOT thời gian qua đều được duyệt, trong đó có một phần dự phòng như trượt giá, giải phóng mặt bằng… Do đó, dự án BOT được duyệt bao gồm các khoản phát sinh nên dự án có giá trị lớn. Căn cứ quy định pháp luật, bộ GTVT ký hợp đồng với nhà đầu tư BOT theo dự án được duyệt. Trong quá trình thực hiện, Bộ đã chủ động đề nghị kiểm toán vào cuộc. Do đó, với 56 trạm BOT, kiểm toán tham gia toán 50 dự án, còn 6 dự án nữa đang triển khai. Bộ GTVT đã đàm phán với các nhà đầu tư BOT, trong hợp đồng có một điều khoản là giá trị sau quyết toán là căn cứ để bộ GTVT điều chỉnh phí và các chính sách liên quan đến phí. Do đó, việc kiểm toán Nhà nước phát hiện chênh lệch lớn giữa giá trị kiểm toán và giá trị dự án được duyệt là hiển nhiên. Với những dự án triển khai nhanh tất biến động giá, thất thoát,… Những phần dự phòng này là chênh lệch số năm thu phí mà kiểm toán đã chỉ ra. Số liệu kiểm toán của kiểm toán và số liệu quyết toán của bộ GTVT luôn tương đồng với nhau, nhiều số liệu quyết toán của bộ GTVT còn thấp hơn. kiểm toán là đúng nhưng bộ GTVT cũng đã thực hiện đúng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, người dân”.

Bộ trưởng Thể trả lời đại biểu Nguyễn Anh Trí: Việc thu phí không dừng là chủ trương đúng đắn của Chính phủ. Chính phủ yêu cầu, đến cuối năm 2018, toàn bộ trạm BOT trên quốc lộ 1 phải hòan thành. Các trạm BOT khác phải hoàn thành trước 2019. Việc thu phí tự động là biện pháp công khai minh bạch. Tới đây khi áp dụng đồng bộ thu phí không dừng, người dân giám sát được nguồn thu của các trạm. Chúng tôi sẽ hoàn thành kế hoạch Chính phủ giao.

Bộ GTVT rất hiểu vùng Tây Bắc giao thông phức tạp, khó khăn. Bản thân tôi đã tham gia đi thực tế ở Hà Giang nhiều lần rồi. Với trách nhiệm của Bộ, chúng tôi sẽ tham mưu Chính phủ để thực hiện các dự án hạ tầng. Nhưng hiện nay nguồn vốn đầu tư cho giao thông của Nhà nước còn khó khăn. Bộ đã trình lên kế hoạch 920.000 tỷ đồng để phát triển giao thông nhưng Nhà nước chỉ bố trí được hơn 200.000 tỷ. Thời gian tới, bản thân tôi sẽ trực tiếp đến vùng Tây Bắc nghiên cứu phát triển giao thông.

Đối với ý kiến ĐBQH Trần Văn Tiến, Bộ trưởng trả lời: “Bộ GTVT căn cứ các quy định của pháp luật để khống chết cốt nền các tuyến đường. Thời gian qua, một số dự án mặt đường cao hơn cốt nhà, có trách nhiệm của bộ GTVT. Có nhiều đường yếu, nâng lên cốt cao như Quốc lộ 1A…, trong quá trình thực hiện luôn cố gắng nhưng vấn còn tồn tại. Tôi xin nhận trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân, chính quyền địa phương cũng nên có trách nhiệm và có giải pháp lâu dài”.

Huy Hoàng (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18261 sec| 646.734 kb