Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cơ sở mỹ phẩm Cát Viên bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?

Cơ sở mỹ phẩm Cát Viên bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Mỹ phẩm Cát Viên lấy mác là hàng xách tay, thế nhưng cơ sở kinh doanh mỹ phẩm Cát Viên lại bị khách hàng 'tố' là cơ sở kinh doanh hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Làm đẹp là một trong những nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, dựa vào tâm lý này, một số cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm đã trà trộn vào đó là những sản phẩm kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.

Mỹ phẩm từ lâu đã trở thành mặt hàng phổ biến trong cuộc sống đối với mọi người. Khi nhu cầu sử dụng mỹ phẩm càng tăng thì tình trạng buôn bán các loại mỹ phẩm giả, mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ… xuất hiện ngày càng nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người .

Mới đây, Tòa soạn PhapluatNet nhận được phản ánh của về việc cơ sở mỹ phẩm Cát Viên (quận Cầu Giấy – Hà Nội) kinh doanh các dòng mỹ phẩm nhập ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu sang chiết mỹ phẩm trái phép?.

Cơ sở mỹ phẩm Cát Viên bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại số 21 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội.

Trao đổi với PV, chị Nguyễn Minh T, (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Qua một người bạn giới thiệu tôi đã mua sản phẩm mặt nạ làm trắng da Thụy Sĩ – Skin brightening power gel masque về để dùng, tuy nhiên, tôi đã rất bất ngờ khi không ai biết thành phần hóa chất có trong loại mỹ phẩm này do trên bao bì không có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Không ghi rõ nhà sản xuất nên người tiêu dùng nếu bị gì cũng không thể kiện ai".

Cơ sở mỹ phẩm Cát Viên bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Các sản phẩm mỹ phẩm có nhãn mác được in các thương hiệu nước ngoài.

Trong vai khách hàng mua mỹ phẩm, PV đến địa chỉ tại số 21 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội. Sau khi chọn ngẫu nhiên một số loại mỹ phẩm tại đây để mua, nhận thấy các sản phẩm mỹ phẩm có nhãn mác được in các thương hiệu nước ngoài như Thụy Sỹ và Nhật Bản… hiện có trong kho của đại lý Cát Viên lại hoàn toàn không có tem phụ bằng tiếng Việt.

Khi được hỏi về việc không dán nhãn phụ, một nhân viên của cửa hàng giải thích: “Bên em là hàng xách tay, bình thường hàng xách tay với hàng trong showroom nó sẽ khác nhau về nhãn phụ, còn cửa hàng em là hàng xách tay như kiểu mình đi du lịch mang về nên không có tem nhãn”.

Cơ sở mỹ phẩm Cát Viên bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Mỹ phẩm Cát Viên bán khoảng 50 loại mỹ phẩm gồm nhiều loại như: mặt nạ, sữa tắm, huyết thanh…

Theo tìm hiểu, mỹ phẩm Cát Viên bán khoảng 50 loại mỹ phẩm gồm nhiều loại như: mặt nạ, sữa tắm, huyết thanh… Tuy nhiên, các sản phẩm được giới thiệu là nhập khẩu đều không có tem phụ bằng tiếng Việt, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nghiêm trọng hơn, các sản phẩm mỹ phẩm mà đại lý Cát Viên đang bán và phân phối khắp các địa phương trên cả nước không có bất cứ thông tin nào thể hiện sản phẩm đã được cơ quan chức năng của Bộ Y tế xác nhận phù hợp tiêu chuẩn và được phép lưu hành, nhưng cơ sở này vẫn rầm rộ trên các trang mạng . Và đặc biệt, lượng tiêu thụ của cơ sở này vẫn rất lớn và ổn định, điều này cho thấy có rất nhiều người tiêu dùng vẫn đang bị lợi dụng và tin dùng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ mà cơ sở Cát Viên đang phân phối (!?)

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp và thực hiện đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm soát và xử lý nghiêm đối với việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và kém chất lượng đang lưu thông trên thị trường. Đặc biệt, người tiêu dùng cần tự nâng cao hiểu biết trong việc lựa chọn mỹ phẩm, chọn cơ sở mua mỹ phẩm tin cậy, hệ thống cửa hàng, nhà phân phối chính thức; cần chú ý đến những chi tiết trên sản phẩm, như: Nhãn mác, thông tin đầy đủ, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, thành phần và cách hướng dẫn sử dụng… không nên ham rẻ để tránh xảy ra những tác hại đáng tiếc đến sức khỏe.

Theo khoản 3, điều 9, chương I Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định:

1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hoá phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hoá học, công thức cấu tạo của hoá chất;

c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hoá trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, nhượng quyền sản xuất hàng hoá.

 PhapluatNet sẽ tiếp tục thông tin.

Đào Hà

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.22121 sec| 646.078 kb