Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ vì vậy mẹ cần lưu ý và xử lý kịp thời để giúp bé yêu khỏe mạnh.
1. Con sợ tiếng ồn
Vào những năm tháng đầu đời, trẻ ngủ đủ giấc vào ban đêm và buổi chiều: giấc ngủ không bị xáo trộn bởi âm thanh, tiếng nói hoặc tiếng ồn xung quanh. Tuy nhiên, từ tháng thứ hai, con có thể bắt đầu sợ và khóc thảm thiết khi nghe thấy âm thanh lớn như tiếng từ chuông điện thoại, rung lên từ tiếng máy xay cà phê, tiếng chó sủa, tivi, máy hút bụi, kể cả âm thanh khi mẹ chặt thịt, khi mẹ đập hành tỏi… Lúc này, bố mẹ cần phải tìm ra tiếng ồn từ đâu và kịp thời xử lý.
Để giúp con thoát khỏi nỗi sợ này, bố mẹ cần phải:
– Thường xuyên vỗ về, ôm ấp con để tâm trạng của trẻ ổn định.
– Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh: Không nên đặt điện thoại ở bên cạnh trẻ, đặc biệt là không đặt gần giường trẻ. Không xem ti vi hoặc nói to trong phòng ngủ của trẻ. Có thể phát những ca khúc mà trẻ thích nghe với âm lượng vừa phải trong phòng, như vậy có thể át được những âm thanh nhỏ và đột ngột.
– Không nên đem con đến nơi công cộng đông đúc, ồn ào. Nếu như trẻ khóc, tốt nhất nên về nhà ngay.
– Hạn chế tiếp khách: Khi một em bé mới chào đời, bạn bè thân thiết có thể sẽ cảm thấy rất vui mừng, mọi người sẽ đến thăm hỏi và gặp con. Nhưng nếu như số lượng quá đông, hơn nữa lại nói lớn tiếng thì sẽ khiến con giật mình hoảng sợ và tạo thành thói quen.
2. Con sợ bẩn
Một số trẻ sơ sinh có thể chịu đựng bỉm ẩm và bẩn trong nhiều giờ, nhưng một số tỏ ra khó chịu, khóc thé lên nếu tè ị xong mà không được thay bỉm ngay. Điều này cho thấy, trẻ cũng biết sợ bẩn ngay từ khi còn bé đấy mẹ ạ. Dù là trẻ sơ sinh nhưng các bé có nhu cầu bài tiết và đi tiểu nhiều hơn trẻ 6 tháng tuổi. Việc không thay tã lót thường xuyên cho trẻ dễ gây hiện tượng hăm tã, đồng thời khiến con quấy khóc vì khó chịu.
Do đó, khi mẹ thấy con cựa quậy, nhăn nhó khóc thét thì hãy kiểm tra tã và thay bỉm mới, lau sạch sẽ cho con nhé!
3. Con sợ bị rung lắc mạnh
Nhiều gia đình vẫn có thói quen bế con đung đưa ru con ngủ hay cho bé nằm võng và đẩy qua lại khá nhanh, bế thốc dậy, nhấc bổng con lên cao rồi hạ xuống, tung đỡ… Thực tế, việc làm này rất nguy hiểm, đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng tuổi bởi khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.
Tốt nhất, bố mẹ hay bất cứ ai không nên làm hành động này với trẻ. Đừng tưởng con bé mà không cảm nhận được, chúng đang trong thời kì hình thành và phát triển toàn diện trí não, vì thế những sự việc gây hoảng sợ trực tiếp đến não bộ khiến con có nguy cơ tự kỉ, chậm nói, ngu ngơ.
4. Sợ bị hôn
Đây là một trong những nỗi sợ hãi của trẻ sơ sinh. Khi bé vừa chào đời, cha mẹ, ông bà, họ hàng ai ai cũng muốn “xúm” vào cháu để cưng nựng bé, hôn bé. Những việc này sẽ khiến con khó chịu, khóc lóc vì con chỉ mới bước ra thế giới mới, chưa quen mà đã phải tiếp xúc với quá nhiều người khiến con sợ hãi.
Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ nhỏ kém, hôn miệng trẻ sơ sinh dễ truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho trẻ , nhất là các bệnh viêm gan A, bệnh kiết lỵ, bệnh lao phổi, lở loét, chân tay miệng… và nguy hiểm hơn là tử vong. Hôn lên tai của trẻ có thể tạo ra sức hút mạnh đến màng nhĩ, gây chấn thương tai hoặc ảnh hưởng đến thính lực sau này.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ như là từ chối khéo bằng cách, đưa bàn tay nhỏ xinh của trẻ cho mọi người hôn, sau đó, hãy rửa tay thật sạch cho con.
5. Con sợ khói thuốc
Rất nhiều các ông bố thường hút thuốc khi ở cạnh con mà không hề lường trước hậu quả và tác hại mà thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé như thế nào. Khi con phải ngửi khói thuốc, con sẽ cau mày khó chịu, phải hít khói thuốc thường xuyên khiến trẻ bị bệnh về đường hô hấp, suy yếu chức năng phổi và giảm dung tích phổi, cũng như tăng nguy cơ sâu răng sau này.
Không những thế, khói thuốc còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng mức độ nhạy cảm khiến con bị viêm màng não, lớn lên ngờ nghệch, hạn chế về khả năng học hỏi, các rắc rối về hành vi, chứng hiếu động thái quá và bệnh rối loạn tăng động…
Vì vậy bố mẹ nên hạn chế hút thuốc hoặc ra ngoài hút, không để trẻ trong môi trường có nhiều khói thuốc. Tốt hơn hết, bỏ thuốc lá để giúp bản thân mình khỏe mạnh và hạn chế khói thuốc tiếp xúa với trẻ.
6. Con sợ không khí ngột ngạt cả ngày trong buồng tối
Nhiều mẹ ngày nay vẫn giữ quan niệm ở cữ trong buồng tối cả ngày vì muốn kín gió để bảo vệ con. Tuy nhiên, bố mẹ lại không biết rằng ở trong phòng kín, ẩm sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, mất vệ sinh, ngột ngạt làm con khó thở, vàng da…
Thêm vào đó, việc sống trong phòng tối quá lâu khiến bé sau này khó thích nghi với ánh sáng mặt trời, không được hấp thụ vitamin D tự nhiên gây bệnh còi xương, yếu ớt, chậm lớn…
Hi vọng với những thông tin hữu ích trên mẹ có thêm kiến thức chăm con, tạo nền tảng vững chắc cho con lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ khoa học, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).
Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:
http://nutribaby.vn/diem-ban.
Fanpage:
- https://www.facebook.com/nutribaby.vn/
- https://www.facebook.com/nutribabyplus/
PV