Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Công trình ‘khủng’ trong Tràng An cổ chưa được cấp phép

Công trình ‘khủng’ trong Tràng An cổ chưa được cấp phép
Quần thể danh thắng Tràng An là vùng cấm, phải giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm hành vi xây dựng nhưng Công ty CP du lịch Tràng An vẫn cố tình khoan núi, dựng cột bê tông và đưa vào sử dụng nhiều ngày qua.

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2016. Theo quy hoạch chung, khu vực núi Cái Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư là vùng cấm và hạn chế xây dựng (kiểm soát đặc biệt nghiêm ngặt), phải giữ nguyên hiện trạng, nghiêm cấm mọi hành vi xây dựng công trình trong phạm vi. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải trùng tu, tôn tạo hoặc xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích; việc xây dựng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định và điều ước quốc tế có liên quan thuộc quần thể danh thắng.

Công trình ‘khủng’ trong Tràng An cổ chưa được cấp phép
Quần thể danh thắng Tràng An bị xâm phạm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, công trình đường lên đỉnh núi Huyền Vũ (núi Cái Hạ) Công ty CP du lịch Tràng đã tự ý khoan núi Cái Hạ dựng cột bê tông, xây bậc thang lên xuống đỉnh núi khi tại vùng lõi di sản Tràng An và đưa vào sử dụng từ nhiều ngày qua dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Theo tìm hiểu được biết công trình “khủng” được Công ty CP du lịch Tràng An xây dựng (đơn vị khai thác khu du lịch Tràng An cổ) từ tháng 8/2017. Sau 6 tháng xây dựng, công trình có tên Đường lên đỉnh Huyền Vũ – nơi vua lập đàn kính thiên, hoàn thành và đưa vào khai thác từ Tết Nguyên đán Mậu Tuất đến nay.

Công trình đường lên đàn kính thiên trên đỉnh núi Huyền Vũ (núi Cái Hạ) được doanh nghiệp xây dựng với quy mô lớn, hàng trăm cột bê tông được khoan, dựng trên đá tai mèo, hơn 2.000 bậc thang, hệ thống lan can, được lắp đặt với chiều dài toàn bộ con đường lên xuống là hơn 1km.

Công trình ‘khủng’ trong Tràng An cổ chưa được cấp phép
Những công trình được xây dựng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan khu danh thắng.

Không chỉ hàng chục tấn bê tông, cốt thép vận chuyển đến xây dựng bậc thang lên xuống làm phá vỡ cảnh quan của khu vực núi Cái Hạ (vũng lõi di sản), Công ty CP du lịch Tràng An còn tự ý xây dựng nhiều hạng mục như: nhà vệ sinh, đền thờ, cầu… Việc làm này đã xâm hại nghiêm trọng đến Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới duy nhất ở Việt Nam.

Dù công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cũng như kiểm tra độ an toàn nhưng ghi nhận công trình vẫn đón lượng khách du lịch lớn đến tham quan.

Được biết, từ tháng 8/2017 đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đã rất nhiều lần kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu Công ty CP du lịch Tràng An dừng mọi hoạt động xây dựng công trình vi phạm, đồng thời yêu cầu tháo dỡ nhưng đến nay công trình xây dựng trái phép ngay trong vùng lõi di sản vẫn hoàn thành và đưa vào khai thác, bất chấp các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về Quần thể danh thắng Tràng An.

Sở Du lịch Ninh Bình sau khi kiểm tra hiện trạng công trình vi phạm của Công ty CP du lịch Tràng An đã có rất nhiều văn bản lên UBND tỉnh Ninh Bình và đề nghị UBND huyện Hoa Lư vào cuộc nhưng địa phương vẫn chưa có động thái cụ thể.

Công trình ‘khủng’ trong Tràng An cổ chưa được cấp phép
Rác thải, tàn dư vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan.

Một lãnh đạo huyện Hoa Lư trong buổi làm việc với phóng viên đã bày tỏ,  huyện rất cương quyết trong việc xử lý công trình vi phạm của công ty CP du lịch Tràng An tại xã Trường Yên và không có chuyện buông lỏng quản lý.

Tuy nhiên, có thể thấy tất cả công việc mà UBND huyện Hoa Lư làm được mới chỉ dừng ở mức kiểm tra, nhắc nhở, theo dõi, chưa xử phạt hành chính.

Theo Dân trí

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.15249 sec| 634.367 kb