Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đàm phán liên Triều: Hi vọng từ sự chân thành, thiện chí

Đàm phán liên Triều: Hi vọng từ sự chân thành, thiện chí
Cuộc họp buổi sáng đã tập trung vào sự có mặt của Triều Tiên trong Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang, khai mạc vào ngày 9/2 tới, cùng với những vấn đề liên Triều khác.

Hãng tin Yonhap ngày 9/1 trích dẫn nguồn tin từ Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết cuộc đàm phán cấp cao giữa 2 nước bắt đầu vào lúc 10h (giờ địa phương) tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở khu phi liên Triều (DMZ), TP Paju – Hàn Quốc.

Cuộc đàm phán nói trên diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng cử một phái đoàn tham dự Thế vận hội Mùa đông được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng 2 tới. Ông Kim Jong-un cũng khẳng định mở ngỏ khả năng đàm phán với Hàn Quốc.

Đàm phán liên Triều: Hi vọng từ sự chân thành, thiện chí
Bàn Môn Điếm, nơi diễn ra đàm phán liên Triều ngày 9/1

Cuộc họp buổi sáng đã tập trung vào sự có mặt của Triều Tiên trong Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang, khai mạc vào ngày 9/2 tới, cùng với những vấn đề liên Triều khác như việc cho phép các gia đình ly tán sau Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953 được gặp lai nhau.

Các vấn đề vẫn còn cần phải bàn bạc bao gồm việc thảo luận liệu vận động viên hai nước có sánh bước cùng nhau trong lễ khai mạc và bế mạc đại hội hay không, giống như trong Thế vận hội Mùa hè Sydney năm 2000, Athens năm 2004 và Thế vận hội Mùa đông ở Turin năm 2006.

Dẫn đầu phái đoàn Hàn Quốc là ông Cho Myoung-Gyon cùng một số nhân viên ngoại giao khác. Phái đoàn Triều Tiên có quy mô tương tự và do ông Rions-Gwon, một quan chức cấp cao dẫn đầu.

Thể hiện sự thiện chí và chân thành, đại diện Triều Tiên Rions-Gwon cho biết: "Có một câu nói nổi tiếng rằng, hành trình được thực hiện bởi cả hai người luôn kéo dài hơn hành trình chỉ có một người đơn độc."

Trong khi đó, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon, người đứng đầu phái đoàn Hàn Quốc, đáp lại: "Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên căng thẳng trong suốt một thời gian dài. Khởi đầu thuận lợi chỉ mới thành công một nửa. Tôi hy vọng rằng 2 phía có thể đàm phán với sự quyết tâm và kiên trì".

Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Triều Tiên và Hàn Quốc kể từ cuộc đàm phán marathon kéo dài 44 giờ năm 2015. Hàn Quốc từng đề nghị đàm phán quân sự với nước láng giềng miền bắc năm 2016 để giải tỏa căng thẳng biên giới và một cuộc gặp về vấn đề đoàn tụ các gia đình nhưng không được hồi đáp. 

Đàm phán chỉ là chiến lược của Triều Tiên?

Mọi chuyện diễn ra dễ dàng khiến giới phân tích hoài nghi đây chỉ là chiến lược của Triều Tiên. Phó chủ tịch Choi Kang của Viện nghiên cứu chính sách Asan tại Seoul  cho biết bài phát biểu năm mới của ông Kim Jong Un cho thấy Bình Nhưỡng đang chịu sức ép của trừng phạt và không thoát ra được. Khả năng cao hơn là thông điệp của ông Kim chỉ là những lời hoa mỹ nhằm rũ bỏ trừng phạt và chia rẽ Seoul và Washington. Không nhắc đến việc sẽ giải trừ hạt nhân thì ít khả năng Triều Tiên sẽ thay đổi chính sách.

Đàm phán liên Triều: Hi vọng từ sự chân thành, thiện chí
Hai lãnh đạo cấp cao dẫn đầu 2 phái đoàn Triều Tiên-Hàn Quốc

Bà Katina Adams, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Mỹ vẫn “cảnh giác trước Triều Tiên trong các cuộc đối thoại liên Triều” và rằng “chỉ có thời gian mới có thể khẳng định được đây là cử chỉ chân thành hay không”.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley ngày 7/1 cũng nhấn mạnh Triều Tiên phải chấm dứt các cuộc thử hạt nhân trước khi có bất cứ đàm phán nào với Mỹ. 

Cuộc gặp cũng đặt ra một tình huống khó khăn cho Hàn Quốc khi vừa tìm cách nói chuyện với nước láng giềng vừa tránh làm sứt mẻ tình đồng minh với Mỹ. Điều này có thể giới hạn những đề nghị mà Seoul đặt ra, chẳng hạn mở lại khu công nghiệp chung và nối lại du lịch đến Triều Tiên.

Tú An (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.21503 sec| 633.938 kb