Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đàn bà không kiếm ra tiền là một cái tội

Đàn bà không kiếm ra tiền là một cái tội
Mà đã là kẻ ăn bám thì đương nhiên không có quyền được lên tiếng rồi. Đàn bà, cứ nghĩ đàn ông đi làm bên ngoài vất vả, về nhà có cáu giận cũng là bình thường.

Ai cũng nói sinh ra là kiếp đàn bà đã định sẵn số khổ. Cái điều ấy cứ được mặc định từ bao nhiêu đời nay cho nên cứ là đàn bà, ai cũng có suy nghĩ trong đầu là mình sẽ khổ. Không khổ ít thì khổ nhiều, không khổ cái này thì khổ cái kia. Nhưng đâu có ai chịu hiểu rằng những cái khổ ấy là do đâu mà có.

Đàn bà lấy chồng cả ngày quần quật mà vẫn khôn g hết việc thì  trách chồng vô tâm, tệ bạc. Tại sao vậy, tại sao đàn bà không phân chia công việc cho chồng rõ ràng. Chẳng phải vợ chồng thì phải biết công việc, khó khăn, cùng nhau vất vả thì cuộc sống vợ chồng mới có thể hạnh phúc, bền vững, không có mâu thuẫn, sóng gió được. Nhưng hỏi lý do tại sao đàn bà lại không chịu kêu chồng làm việc nhà cùng với mình thì chỉ nhận được một câu trả lời:

“Vì tôi không kiếm ra được tiền”.

Ừ đấy, cái lý do đàn bà khổ mà không dám kêu than chẳng phải là do đàn bà hay sao. Bản thân mình không kiếm ra tiền hay là không muốn đi kiếm tiền hay vì nghe lời chồng ở nhà lo việc nội trợ, cơm nước mà không đi ra ngoài kiếm tiền.

Từng nghe rất nhiều người đàn bà kể rằng, chồng của họ nói rằng:

“Lương của em ba cọc ba đồng, em đi làm gì cho tốn công, cứ ở nhà lo việc nhà cửa, chăm sóc con cái, anh nuôi được cả em nữa cơ mà.”

Đàn bà tin lắm vào cái lời ấy của đàn ông. Ừ thì nghĩ rằng mình ra ngoài đi làm cũng chẳng thể cho toàn được việc nhà. Mà con cái giao cho người ngoài cũng chẳng thể yên tâm. Nhất là tự nhiên đang yên đang lành thuê một ô sin về thì cũng sinh lắm chuyện. Chi bằng ở nhà chăm sóc việc gia đình nhà cửa đi, kiếm tiền lo cho gia đình xưa nay chẳng phải là công việc của đàn ông hay sao. Nhưng đàn bà đâu có ngờ, cũng chỉ được một thời gian đầu mà thôi, đàn ông sẽ càng ngày bộc lộ bản chất thật của mình, coi đàn bà ở nhà chính là kẻ ăn bám không hơn không kém.

Đàn bà không kiếm ra tiền là một cái tội
(Ảnh minh họa)

Mà đã là kẻ ăn bám thì đương nhiên không có quyền được lên tiếng rồi. Đàn bà, cứ nghĩ đàn ông đi làm bên ngoài vất vả, về nhà có cáu giận cũng là bình thường. Nên đàn bà chẳng bao giờ than phiền hay lên tiếng mà chỉ nhẫn nhịn. Nhưng nhẫn nhịn lâu dần lại thành một thói quen và đàn ông tự cho mình cái quyền được mắng mỗi khi đàn bà sai, được sai bảo đàn bà mỗi khi bản thân mình thích.

Bỗng nhiên trong nhà, người kiếm được tiền chính là người có tiếng nói nhất. Đàn ông có quyền quyết định tất cả mọi việc. Đàn bà chẳng được có tiếng nói. Bất cứ việc lớn việc nhỏ gì đều phải hỏi qua đàn ông. Tiêu nhiều thì bị cho là lãng phí, mà kể cả có tiêu ít cũng bị soi mói, nói những lời khó nghe. Rồi muốn mua cho bản thân mình thứ gì cũng không được, có muốn lâu lâu biếu bố mẹ mình thứ gì cũng dám vì bản thân không làm ra được tiền. Rồi cũng vì không làm ra được tiền ấy mà chẳng thể giữ được người đàn ông của mình. Đàn ông có tiền, đàn bà không làm ra tiền, đương nhiên sẽ không có giá trị trong mắt đàn ông. Đàn ông lúc này có cũng là chuyện mà đàn bà không thể nào tránh được, không thể nào cản được.

Đàn bà, người ta thường nói có rất nhiều tội, nhưng cái tội lớn nhất chính là không kiếm ra tiền. Con người chẳng có ai là vô dụng thì tại sao đàn bà lại phải tự biến mình thành kẻ vô dụng trong khi rõ ràng mình có thể kiếm được tiền. Tiền có thể không kiếm được nhiều nhưng kiếm được ít thì vẫn có thể. Chỉ cần là tự bản thân mình làm ra tiền là có thể đường hoàng mà sống, là có thể đứng trước mặt chồng thể hiện bản lĩnh của mình. Vợ chồng, không phải ai kiếm được tiền nhiều hơn là có quyền nhiều hơn. Đàn bà không chỉ kiếm tiền mà còn phải lo lắng nhiều việc hơn đàn ông nên đàn ông cần trân trọng điều đó. Còn đàn bà, vạn lần cũng không được tin câu “Ở nhà anh nuôi”. Mình phải đi làm, phải nuôi được bản thân mình, phải lo được cho người thân yêu của mình thì mới có quyền làm chủ cuộc sống của mình.

Theo Blogtamsu

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.19582 sec| 641.984 kb