Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đau đớn những vụ mẹ giết con: Nỗi đau hóa bi kịch mang tên 'trầm cảm'

Đau đớn những vụ mẹ giết con: Nỗi đau hóa bi kịch mang tên 'trầm cảm'
"Không gì đau đớn bằng bệnh trầm cảm và đưa ra một số liệu thống kê cho thấy 80% bệnh nhân trầm cảm nặng bị ảo thanh định tự sát, 15% trong đó đã tự sát thành công", TS.Phương nói.

Liên tiếp những vụ án đau lòng vì người mẹ trầm cảm

Đau đớn những vụ mẹ giết con: Nỗi đau hóa bi kịch mang tên 'trầm cảm'
Giếng nước, hiện trường nơi cháu H. tử vong.

Vào khoảng 7h30 ngày 8/10, khi nghe thấy tiếng chị Phạm Thị Ngọc Thu (27 tuổi), ở đội 3, thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, TP.Quảng Ngãi hô hoán cháu Phạm Ngọc H. (2 tuổi), con trai chị bị bắt cóc, người dân nhanh chóng chia nhau đi tìm. Sau đó, người dân phát hiện chiếc xe nôi và thi thể cháu H. ở dưới giếng gần nhà. Vụ việc đã được báo lên cơ quan chức năng.

Sau khi khám nghiệm tử thi bước đầu, cơ quan công an nhận định cháu H. tử vong do bị ném xuống giếng. 

Cơ quan chức năng đang tập trung làm rõ nghi vấn người mẹ thực hiện hành vi này. Theo thông tin từ người nhà nạn nhân, chị Thu từng có thời gian đi chữa trị bệnh trầm cảm. Thời gian gần đây, chị này có những biểu hiện, hành động lạ. Vụ việc đang tiếp tục được lực lượng chức năng điều tra làm rõ.

Trước đó, một vụ việc thương tâm cũng xảy ra ở Hà Nội liên quan đến bệnh trầm cảm của mẹ. Vụ việc xảy ra vào ngày 22/7 tại huyện Thanh Oai,  nghi phạm là chị Hoàng Thị Sen (33 tuổi, quê Hưng Yên) đã dùng dây thừng siết cổ đến chết hai cháu bé. Một cháu là Nguyễn Khánh Huy (8 tuổi), con ruột của hung thủ và cháu Nguyễn Anh Thư (6 tuổi) cháu chồng của chị Sen, mới từ Lào Cai xuống chơi.

Thời điểm gây án, chị Hoàng Thị Sen (SN 1995) có dấu hiệu trầm cảm do liên tiếp chịu tang cha và chú. Dù đã được đưa đi chữa bệnh tại Lào Cai và có dấu hiệu bệnh tình thuyên giảm tuy nhiên Sen vẫn gây ra vụ án mạng đau lòng trên khi dùng thắt lưng siết cổ chính con đẻ mới 8 tuổi và cháu họ mới 6 tuổi.

Một vụ việc khác có thể kể đến là ngày 12/6/2017, một vụ án mạng kinh hoàng gây rúng động dư luận đã xảy ra tại huyện Thạch Thất (Hà Nội). Nạn nhân mới 33 ngày tuổi bị thả vào chậu nước giữa đêm dẫn đến tử vong. Ở lối lên cầu thang nhà nạn nhân có ghi dòng chữ "Tao sẽ giết cháu mày".

Điều này khiến ai cũng nghĩ rằng kẻ thù của gia đình đã lẻn vào nhà giết hại cháu bé trong đêm để trả thù. Tuy nhiên sau hơn 1 ngày điều tra, công an đã kết luận hung thủ chính là mẹ cháu bé. Chị Trinh lập tức bị công an tạm giữ để điều tra vụ án. 

Tuy nhiên trong quá trình điều tra, đối tượng thể hiện trạng thái tâm thần không bình thường, gây nhiều khó khăn trong công tác khai thác thông tin. Ngày 8/1, cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP.Hà Nội) đã đưa Phan Thị Trinh đến Viện Pháp y tâm thần trung ương (Bộ Y tế) để tiến hành trưng cầu giám định.

Sau khi kiểm định, xác nhận đây không phải là một vụ án mạng mà chỉ là vụ việc trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm - thuốc độc 'giết' lương tâm người mẹ

Dù đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do chứng bệnh trầm cảm nhưng dường như chúng ta đã bỏ quên, coi thường dẫn đến những hậu quả đáng tiếc liên tiếp xảy ra. Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến người mắc mà còn hệ lụy tới gia đình và .

Cuộc sống xã hội, kinh tế càng phát triển, con người càng đối diện với nhiều căng thẳng, áp lực. Đây là nguyên nhân chính gây nên trầm cảm. Do vậy, nhiều người cho rằng, trầm cảm là căn bệnh của cuộc sống hiện đại.

Đáng chú ý có nhiều nguyên nhân để dẫn đến trầm cảm như biến cố xảy ra trong cuộc sống. Thậm chí, do di truyền, do biến chứng từ những chấn thương ở vùng đầu, do trải qua những cú sốc về tâm lý, do lạm dụng một số chất kích thích và gây nghiện hay do thói quen sống cô lập, ít giao tiếp, vận động, thiếu ngủ…

Bởi khi bị trầm cảm, người bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực như mình là người vô dụng, vô tích sự, không thể làm chuyện gì tốt, gây phiền hà cho người khác… nên dễ dẫn đến hành vi tự tử. Thậm chí có người bệnh còn cho rằng, người thân, con em mình sống quá khổ nên muốn sát hại họ như một cách giải thoát.

TS Dương Minh Tâm, Trưởng Phòng điều trị rối loạn liên quan đến stress (Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, Hà Nội), cho biết: Trung bình mỗi ngày, tại Viện Sức khỏe tâm thần (BV Bạch Mai, Hà Nội) tiếp nhận khoảng 200 bệnh nhân đến khám tâm thần, trong đó có 50 người mắc trầm cảm. Hội chứng trầm cảm là rối loạn phổ biến, thường gặp ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, về hưu… Đáng chú ý, phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 lần nam giới...

Như TS. Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương I nhận định: “Hiện nay không ít người đang xem nhẹ và coi căn bệnh trầm cảm là “không đáng quan tâm”, thậm chí khi nói rằng trầm cảm còn nguy hiểm hơn cả những căn bệnh mãn tính và đau đớn hơn tất cả những căn bệnh nào khác, mọi người đều cho rằng đó là đang làm quan trọng thêm vấn đề”.

"Không gì đau đớn bằng bệnh trầm cảm và đưa ra một số liệu thống kê cho thấy 80% bệnh nhân trầm cảm nặng bị ảo thanh định tự sát, 15% trong đó đã tự sát thành công", TS.Phương nói.

Những phân tích trên cho thấy, đã đến lúc xã hội phải dành sự quan tâm đặc biệt cho căn bệnh trầm cảm để tránh những vụ việc thương tâm xảy ra với người thân và xã hội.

H.a (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.16297 sec| 646.344 kb