Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu: Người lao động bị ảnh hưởng thế nào?

Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu: Người lao động bị ảnh hưởng thế nào?
Bộ Lao động cho biết có ý kiến đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều người lao động không muốn kéo dài thời gian làm việc,nâng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm quyền lợi của người lao động.

Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ ngành về dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, trong đó có đề xuất điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu kể từ năm 2021. 

Cụ thể, dự thảo nêu trên đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu, trong đó phương án một áp dụng như hiện hành là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; phương án hai, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. 

Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu: Người lao động bị ảnh hưởng thế nào?
Công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay rất khó đóng BHXH đủ thời gian để hưởng lương hưu.

Theo phương án hai, một lao động nam về hưu năm 2020, tuổi nghỉ hưu sẽ áp dụng như hiện nay là 60. Song nếu về năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng; về hưu năm 2022, tuổi nghỉ sẽ là 61; về hưu năm 2023, tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 6 tháng... 

Thời gian qua, trong quá trình soạn thảo luật Bình đẳng giới năm 2007, bộ luật Lao động năm 2012 và luật BHXH năm 2014, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu được đặt ra nhiều lần. Việc đề xuất tăng tuổi hưu được cho là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn. Bởi, nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định hiện nay về mức đóng - mức hưởng, thời gian đóng - thời gian hưởng thì sẽ mất cân đối quỹ BHXH.

Đại diện bộ LĐ-TB&XH cho rằng, nâng mức đóng là rất khó vì tăng gánh nặng tài chính của NLĐ và làm giảm sức cạnh tranh của DN. Giảm mức hưởng cũng dẫn đến khó bảo đảm cuộc sống của người hưởng lương hưu. Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, phương án được tính đến là đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu để cân bằng giữa thời gian đóng, mức đóng và thời gian hưởng, mức hưởng.

Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, bắt đầu trích từ phần quỹ kết dư để chi trả. Từ năm 2034, phần quỹ kết dư được chi trả hết dẫn đến nhà nước phải bố trí ngân sách để bù đắp.

Cơ quan soạn thảo cho biết thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Bộ Luật Lao động là kỳ họp tháng 5/2019 và thông qua dự án luật vào kỳ họp tháng 10/2019.

Cần phải xem xét nhiều yếu tố

Bày tỏ quan điểm cá nhân về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, đại diện tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, khi đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu cần phải xem xét đến yếu tố là sức khỏe, điều kiện môi trường làm việc của người lao động. Theo đó, đối với lao động làm việc trong lĩnh vực dệt may, da giầy hoặc ngành điện tử - những lao động làm việc sản xuất trực tiếp đa số họ không đồng ý. Bởi họ khó có thể làm việc cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu như đề xuất.

Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu: Người lao động bị ảnh hưởng thế nào?

Trong khi đó, Bộ Lao động cũng cho biết có ý kiến đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều người lao động không muốn kéo dài thời gian làm việc, mong được nghỉ hưu ở độ tuổi hiện hành để hưởng lương hưu hằng tháng, sau đó nếu làm việc thêm thì họ có 2 khoản thu nhập; nâng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm quyền lợi của người lao động (mất đi khoản lương hưu).

Trước phương án tăng tuổi nghỉ hưu, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng cần phải có đánh giá tác động đến , tâm lý, ngân sách, sức khỏe, sự phát triển hài hòa của đất nước, tác động đến những đối tượng yếu thế... 

"Theo tôi, bộ LĐ-TB&XH nên có khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tác động của việc tăng tuổi nghỉ hưu, nếu không rất khó cho các đại biểu Quốc hội đi đến quyết định chính xác", ông nói.

Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM cho rằng phương án tăng tuổi nghỉ hưu chưa công bằng với lao động nữ. Cụ thể, đối với khối lao động trực tiếp sản xuất, để làm việc và đóng BHXH liên tục đến 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam là rất khó. Nhiều nữ CN làm việc đến 40 tuổi thì mắt đã mờ, tay run, xỏ kim không xong thì làm sao làm việc đến khi 55 tuổi? Chưa kể, hiện nay nhiều doanh nghiệp siết chặt tiêu chí tuyển dụng, chỉ tuyển lao động dưới 35 tuổi và đào thải những lao động lớn tuổi. Mặt khác, phương án này cũng chưa công bằng với lao động nữ vì phải tăng đến 5 tuổi, trong khi nam giới chỉ tăng 2 tuổi.

Tú An (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.22118 sec| 634.18 kb