Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Không nên cứng nhắc, còn sức khỏe thì làm

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Không nên cứng nhắc, còn sức khỏe thì làm
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đang trở thành vấn đề “nóng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của người lao động. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần áp dụng chế độ linh hoạt trong điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

Liên quan đến vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, bộ LĐ-TB&XH đưa ra 4 lý do chính cho đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là: Nhằm đảm bảo cân đối quỹ hưu trí và tử tuất, nhu cầu làm việc của lao động lớn tuổi còn nhiều, tận dụng và chất xám của lao động lớn tuổi, đáp ứng xu hướng của nhiều nước trên thế giới.

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định hiện nay về mức đóng - mức hưởng, thời gian đóng - thời gian hưởng. Hậu quả sẽ khiến Quỹ hưu trí và tử tuất sẽ mất cân đối trong dài hạn. Do vậy, phương án được tính đến là đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu để cân bằng giữa thời gian đóng, mức đóng và thời gian hưởng, mức hưởng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng không nên cứng nhắc trong việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Không nên cứng nhắc, còn sức khỏe thì làm
Tăng tuổi nghỉ hưu không nên cứng nhắc (Ảnh minh họa).

Trao đổi với PV, Thứ trưởng bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng tuổi nghỉ hưu như hiện hành là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi đã được quy định từ năm 1961. Suốt hơn 50 qua, không hề điều chỉnh chính sách về tuổi nghỉ hưu. Đối với các nước cũng đã thực hiện nâng dần tuổi nghỉ hưu, nhiều nước đang thực hiện nghỉ hưu ở độ tuổi 65, 67 tuổi.

“Có rất nhiều tính toán, khuyến nghị của các tổ chức quốc tế rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm trong dài hạn cần phải nâng tuổi nghỉ hưu. Chúng ta cũng mong muốn thu hẹp khoảng cách nghỉ hưu của nam và nữ, đây cũng là hướng đến việc không phân biệt đối xử về giới"- thứ trưởng Diệp nói.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thông tin, việc điều chỉnh lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu có rất nhiều phương án được tính toán. Trong dự kiến, có ngành nghề, người lao động sẽ nghỉ hưu cao hơn 60 (đối với nữ) hay 62 (đối với nam) như lao động có trình độ, chuyên môn cao. Tuy nhiên, cũng có lĩnh vực, ngành nghề, người lao động sẽ nghỉ hưu thấp hơn như những ngành nghề lao động nặng nhọc, độc hại. Sự chênh lệch không quá 5 năm so với quy định.

Theo GS.TS.Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng viện dân số & các vấn đề xã hội, tăng tuổi nghỉ hưu chỉ nên khuyến khích, không nên cứng nhắc đưa vào luật. Ai còn sức khỏe, có nhu cầu tiếp tục làm việc thì đáp ứng nguyện vọng cho họ kéo dài tuổi hưu, ai không muốn cũng để họ về hưu đúng tuổi. Như ở Nhật và một số nước tiên tiến khác họ đang áp dụng mô hình linh hoạt này. Việt Nam ta đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, cần linh hoạt, không nên quy định cứng nhắc về tăng tuổi nghỉ hưu.

Trước đó, bộ LĐ-TB&XH dự kiến đưa ra 2 phương án trong dự thảo Luật Lao động để xin ý kiến, như sau: Phương án 1 (hiện hành): Tuổi nghỉ hưu của người lao động bình thường làm việc trong điều kiện lao động bình thường là: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

Phương án 2: Tăng tuổi nghỉ hưu kể từ 01/1/2021 và theo lộ trình. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động bình thường làm việc trong điều kiện lao động bình thường là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Từ 01/01/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 06 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Hương Lan

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.14407 sec| 634.172 kb