Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ

Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Từ xưa, hầu hết phụ nữ Chăm luôn gắn bó với nghề làm gốm truyền thống. Kỹ thuật làm gốm Bàu Trúc tại tỉnh Ninh Thuận được gọi với cái tên rất dân dã là “làm bằng tay, xoay bằng mông”.

Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Thoạt nhìn, tưởng chừng rất dễ làm, nhưng nếu không được học và rèn luyện thì khó mà làm được. Người không biết nghề chỉ đi vài vòng quanh khối đất sét được đặt trên một cái gọi là trụ kê để nặn sản phẩm sẽ dễ bị hoa mắt chóng mặt. Người khỏe có thể đi được nhiều vòng nhưng không thể nặn được sản phẩm như mong muốn. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Người dân ở làng gốm cho biết, đất gốm Bàu Trúc không làm bàn xoay được. Bởi, khi đặt khối đất sét lên bàn xoay, dường như đất dính chặt vào bàn. Do đó, để làm được một sản phẩm gốm Bàu Trúc hoàn hảo, các nghệ nhân hay người thợ chỉ có cách làm truyền thống là phải tay nặn, mình xoay. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Du khách đến tham quan rất thích thú với hình ảnh các nghệ nhân ở Bàu Trúc làm gốm không máy móc, không bàn xoay, nhưng vẫn tạo ra những sản phẩm gốm mộc mạc. Sản phẩm của họ cũng rất tinh tế hòa quyện giữa cái hồn của đất với hơi thở cuộc sống. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Nghệ nhân Đàng Xem (ngụ thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước), người có thâm niên hơn 45 năm sống và làm gốm tại đây cho biết: “Nghề làm gốm ở địa phương đã có từ nghìn đời nay và gắn liền với tên tuổi của vợ chồng ông Poklong Chanh. Chính vợ chồng ông Poklong Chanh đã mang nghề gốm về làng và dạy cho phụ nữ trong làng biết làm gốm”. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Caption
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Phụ nữ Chăm nặn gốm hoàn toàn bằng tay. Sau khi tạo dáng, gốm thô được phơi nắng 4 - 6 giờ rồi dùng mảnh sành hoặc cật tre để làm bóng. Gốm mộc được xếp đan xen với rơm và củi khô, nung lộ thiên trong một ngày. Các sản phẩm gốm Bàu Trúc sau khi làm xong có màu đỏ tự nhiên của đất hoặc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu, thể hiện đặc trưng của nền văn hóa Chăm-pa. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Nghệ nhân Đàng Thị Phan cho hay: "Ở đây, nữ thường chế tác các sản phẩm như: Nồi đất, siêu nấu thuốc, bình đựng nước,… nam thì chế tác tượng, làm tháp, làm phù điêu. Đây là quy định của tổ tiên để lại”. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
"Từ năm 2000 trở lại đây, ngoài các vật dụng thiết yếu trong thường ngày như: Ấm đất, nồi đất, lò đun than củi, khuôn đổ bánh canh, … làng gốm Bàu Trúc còn cho ra đời các sản phẩm gốm mỹ nghệ nổi tiếng như tượng nữ thần Apsara, phù điêu trang trí nội thất, bình nước phong thủy…", nghệ nhân Phan cho biết thêm. (Ảnh: Duy Quan).
Độc đáo kỹ thuật 'làm bằng tay, xoay bằng mông' tại làng gốm cổ
Chỉ còn gần 1 tuần nữa Lễ hội Katê 2018 sẽ chính thức bắt đầu. Những ngày này, làng nghề gốm Bàu Trúc cũng đang tất bật chuẩn bị đất, chế tác nhiều sản phẩm để thu hút du khách đến tham quan. (Ảnh: Duy Quan).

Duy Quan

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.18092 sec| 642.297 kb