Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ lỗ ít nhất 5-10 năm

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ lỗ ít nhất 5-10 năm
Theo chuyên gia kinh tế, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông xét về cả ba mặt: kinh kế, mỹ quan đô thị và khả năng giảm tải giao thông sẽ khó đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Dự kiến cuối năm 2018, công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ đi vào vận hành chính thức. Ngay từ khi dự án được đưa ra, rất nhiều ý kiến chuyên gia đánh giá công trình này sẽ khó giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Hơn nữa, chi phí đầu tư quá tốn kém và đội vốn cao hơn gấp rưỡi dự kiến đã gây ra nhiều hệ luỵ. 

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng khẳng định, ở góc độ kinh tế, công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông có thể không đạt được như mong đợi, ông nói: “Hạn chế của công trình này đã quá rõ ràng, vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, vốn thi công đội lên nhiều.

Đây là công trình phục vụ giao thông công cộng, nhưng cũng giống như xe buýt nhanh BRT, tôi khẳng định công trình này sẽ khó giảm tải vấn đề tắc nghẽn giao thông Thủ đô”.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ lỗ ít nhất 5-10 năm
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã chậm tiến độ 4 năm và đội vốn 315,18 triệu USD (ảnh Thành Long).

Vị chuyên gia lý giải: “Một lộ trình theo trục đường chỉ có 13km, lại không thuận tiện cho người sử dụng thì không giải quyết được nhu cầu đi lại quá lớn của người dân, vì vậy cũng sẽ không thu hút được khách hàng. Mục đích giảm tải ùn tắc giao thông vì thế sẽ không khả thi. Rõ ràng, từ khi thi công đến giai đoạn này là sắp đi vào hoạt động, xét về cả ba mặt: kinh kế, mỹ quan đô thị và giảm tải giao thông cũng sẽ không đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Theo thông tin báo chí đăng tải, việc đội vốn khiến công trình này mỗi năm phải trả nợ số tiền 650 tỷ đồng, trong khi đó chi phí bảo dưỡng, duy trì vận hành cũng rất cao. Từ đó xuất hiện những mối lo ngại cho tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông".

Đánh giá về lo ngại trên, ông Thắng cho hay: “Nếu chi phí thu về không đủ chi phí vận hành và trả nợ thì chuyện Nhà nước phải bù lỗ là tất yếu".

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ lỗ ít nhất 5-10 năm
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ lỗ trong khoảng 5-10 năm.



Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định: “Nếu xét ở khía cạnh đầu tư kinh tế, công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chắc chắn sẽ lỗ vốn, mà theo tôi ít nhất phải mất trong khoảng từ 5-10 năm”.

Ông Lực phân tích thêm: “Nhà nước đã đầu tư rất nhiều vốn tại đây, với kỳ vọng sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiên giao thông công công của người dân. Tuy vậy, ở góc độ tâm lý khách hàng, thời gian đầu người dân cũng không dễ dàng gì sử dụng một loại hình mới.

Để thu hút hành khách trong giai đoạn đầu không chỉ quảng bá sâu rộng đến cho người dân, mà quan trọng cần chú ý tuyệt đối tới đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ, giá vé thời gian đầu cũng cần điều chỉnh hợp lý, để dần dần tạo thói quen và tạo thượng hiệu đến khách hàng”.

"Nếu xét ở góc độ kinh tế, dự án chắc chắn lỗ, nhưng chúng ta cũng cần có cái nhìn toàn diện ở cả góc độ đối với công trình công cộng này, dự án sẽ phần nào làm giảm ùn tắc giao thông và các tác động môi trường. Vì vậy cũng cần nhìn theo cả góc độ này để có đánh giá chi tiết về dự án", ông Lực bổ sung thêm.

Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên mang tính chất hiện đại về quy mô với 13,05 km đi trên cao từ Cát Linh đến Hà Đông.

Về tổng mức đầu tư, tại quyết định ký năm 2008, dự án có tổng mức đầu tư hơn 552,8 triệu USD (tương đương 8.769 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD phục vụ xây lắp, mua đoàn tàu, thiết bị, đào tạo, vận hành và giám sát. Vốn đối ứng của Việt Nam là 133,86 triệu USD phục vụ giải phóng mặt bằng, thuế, phí, lãi suất, quản lý dự án, bảo hiểm. Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD).

Tính từ thời điểm khởi công đến nay, dự án trải qua gần 7 năm thi công. Theo tiến độ của bộ GTVT đặt ra, dự án đã kéo dài hơn 4 năm so với thời gian đặt ra ban đầu (chỉ kéo dài trong 3 năm). Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi vay khoảng 1,2 tỷ đồng.

 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17699 sec| 643.281 kb