Theo đó, một người phụ nữ tên là Dương Hoa, 22 tuổi, đến từ Trung Quốc, nhận được kết quả siêu âm không có tử cung, điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai Dương Hoa không có khả năng làm mẹ.
Lúc này, các bác sĩ cho biết, cô có thể mang thai và sinh con bằng phương pháp cấy ghép tử cung. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, phương pháp cấy tử cung có tỷ lệ thành công rất thấp, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Với khát khao làm mẹ, Dương Hoa và gia đình cô đã quyết định theo đuổi đến cùng. Chính vì vậy, người hiến tử cung cho cô là mẹ ruột của Dương Hoa.
Tháng 11/2015, cùng với sự hỗ trợ của 38 chuyên gia khoa phụ sản, cuộc phẫu thuật ghép tử cung dài 14 tiếng đã thành công. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã sử dụng robot phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật vi phẫu anastomosis mạch máu được thực hiện dưới kính hiển vi nhằm giảm thiểu rủi ro cho Dương Hoa và mẹ.
Đến tháng 6/2018, Dương Hoa được cấy ghép vào tử cung phôi thai được đông lạnh trước đó. Hai tuần sau, cô được thông báo mang thai thành công.
Sau 33 tuần mang thai, Dương Hoa sinh bé trai nặng 2kg bằng phương pháp mổ đẻ. Hiện tại, bé trai đang được chăm sóc trong lồng kính. Đây là em bé đầu tiên ở Trung Quốc được sinh ra từ tử cung cấy ghép và cũng là trường hợp thứ 14 trên thế giới.
Các bác sĩ sau đó đã kiểm tra xem liệu có cần phải cắt bỏ tử cung cấy ghép sau khi Yang sinh con hay không để cô không phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Tuy nhiên, tử cung của cô vẫn hoạt động tốt nên các bác sĩ quyết định vẫn giữ nó.
Bác sĩ Chen cho biết, đây là bước đột phá mới, mở ra tương lai, hy vọng cho những người phụ nữ khác gặp phải tình trạng tương tự.
Tại Việt Nam, dự kiến ca thử nghiệm ghép tử cung đầu tiên sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm tới nếu điều kiện kỹ thuật cho phép.
P.L (TH)