Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM

Hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà nhận định vấn nạn ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thời gian qua là do các nguyên nhân chủ quan từ con người, một phần còn lại bắt nguồn từ khí hậu và môi trường.

Chiều ngày 19/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp về các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ GTVT, Xây dựng, Công thương, Khoa học - , Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

Thông tin tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, từ năm 2013-2019, trừ bụi mịn thì các thông số không khí khác như CO, SO2, NOx, bụi thô... đều đang ở dưới ngưỡng quy chuẩn, có xu hướng không tăng lên, thậm chí có giảm.

Bụi mịn tăng và có sự dao động tại các thời điểm thời gian như từ 5h-8h sáng, từ 16h-22h tối và theo mùa, đặc biệt là vào mùa khô, mùa có hiện tượng nghịch nhiệt...

"Như vậy tình hình ô nhiễm tại TP. HCM, Hà Nội gia tăng và tùy vào những thời điểm như theo mùa, theo khung giờ cao điểm, năm nay tần suất tăng lên so với 2018, tạo ra sự lo lắng, quan tâm là hết sức đúng đắn", Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Về những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm không khí, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ và địa phương đang phân tích và đã nhận diện được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tuy nhiên chưa tìm ra được nguyên nhân chính.

Tuy nhiên ở cả hai thành phố lớn đều thống nhất nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là các phương tiện giao thông.

Hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM
Liên tiếp những đợt ô nhiễm không khí bủa vây cả hai thành phố lớn tại nước ta.

Nguyên nhân tiếp theo ở 2 thành phố là những đại công trình, với Hà Nội có hơn 1000 công trường đang xây dựng, còn TP. Hồ Chí Minh thì lớn hơn rất nhiều.

“Ngoài ra, ở Hà Nội có một số nguyên nhân đặc thù khác, đó là vấn đề đốt rơm rạ, đây là nguồn gây ô nhiễm theo mùa nhưng tác hại của nó là rất lớn. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có hơn 60.000 hộ đang dùng bên than tổ ong, tôi không ngờ con số lại lớn như vậy. Cộng với việc đốt rác thải nguy hại ở ngoại thành Hà Nội đều khiến các chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong những tháng cuối năm tăng cao”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Thêm một nguyên nhân hiện nay đang diễn ra ngay tại Hà Nội là những công nhân môi trường quét rác vào mùa khô gây bụi cho người đi đường cũng là tác nhân gây nên nguồn ô nhiễm hiện nay.

Tất cả khiến ô nhiễm không khí ngay một tăng cao.

Giải pháp cấp thiết

Để sớm khắc phục và giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần tập trung nguồn lực trong giai đoạn nhạy cảm với thời tiết, khí hậu.

Đồng thời bố trí ngân sách, huy động mọi lực lượng để tiến hành duy trì các trạm quan trắc tự động, đưa ra chính xác về chất lượng môi trường không khí, cung cấp hàng ngày, mỗi ngày 2 lần cho người dân.

"Nếu tình trạng chất lượng không khí vượt quá tiêu chuẩn, thì phải cung cấp khuyến cáo nhân dân nên chủ động xem xét công việc, đặc biệt là các cháu học sinh cần thiết để cho các cháu trong nhà, khi ra đường cần chuẩn bị khẩu trang…Đối với giao thông, tôi đề nghị các đồng chí thông báo thông tin cùng đó có những biện pháp tiến hành phun nước, điều tiết giao thông tránh tình trạng mật độ giao thông quá lớn. Phân luồng các xe đi từ ngoại tỉnh vào, cần được che chắn, rửa sạch sẽ trước khi vào nội đô", ông Hà nhấn mạnh.

Hai nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM
Bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà.

Chúng ta nên khuyến cáo người dân chuyển sử dụng than tổ ong sang bếp điện hoặc bếp ga để giảm thiểu ô nhiễm.

Tất cả công trình xây dựng, ông Hà đề nghị ngay sau cuộc họp này bộ TNMT phối hợp với bộ Xây dựng khẩn trương có những quy định về việc bảo vệ môi trường đối với những khu vực xây dựng lớn nhỏ, trong đó vật liệu xây dựng để đâu, chất thải xây dựng thế nào?, việc che chắn công trình xây dựng như thế nào?...

Đối với các giải pháp lâu dài, về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí đã được quy định rõ ràng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch, lộ trình kiểm soát ô nhiễm, trong đó phân công rất rõ nhiệm vụ với các cơ quan trung ương, bộ, ngành và các tỉnh, thành.

"Đặc biệt 2 thành phố lớn, lộ trình này cần được đẩy nhanh hơn, đặc thù đối với khí thải, xe máy, ô tô,… để có giảm thiểu ô nhiễm. TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cần đi đầu về biện pháp giải quyết ô nhiễm không khí.
Thêm nữa, chúng ta cần quản lý chặt chẽ những rác thải được tái chế hay không, lộ trình về rác thải trong hoạt trong xe cơ giới… huy động tất cả lực lượng kiểm tra chặt chẽ về hoạt động này", ông Hà nêu rõ.

Chúng ta phải giữ những mảng xanh, chúng ta phải trồng cây xanh,…thì mới có thể giải quyết ô nhiễm môi trường được. Chúng ta cần có biện pháp mạnh mẽ quyết liệt về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

“Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản, chính vì thế chúng ta không cần chờ đến chỉ thị mà ngay ngày mai thực hiện luôn những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40324 sec| 646.203 kb