Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hàng loạt những lùm xùm của Big C trước khi tuyên bố ngừng nhập hàng may mặc Việt

Hàng loạt những lùm xùm của Big C trước khi tuyên bố ngừng nhập hàng may mặc Việt
Đòi chiết khấu cao, giảm bán hàng nhãn hiệu riêng...mới đây nhất là ngừng nhập hàng may mặc Việt là những gì Big C khiến dư luận xôn xao vì "làm khó" doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 2/7, Central Group Việt Nam gửi thông báo đến các nhà cung cấp về việc dừng mua các sản phẩm may mặc trong nước.

Cụ thể, theo thông báo nêu: "Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của tập đoàn tại thị trường Việt Nam, chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019".

Việc tạm dừng đặt hàng của Central Group sẽ kéo dài đến khi có thông báo tiếp theo. Phía tập đoàn cho biết, tất cả vấn đề phát sinh trước 2/7/2019 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của Hợp đồng Hợp tác Thương mại mà công ty đã ký với nhà cung cấp.

Trước thông tin Big C ngưng nhập hàng may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam khiến dư luận cũng như doanh nghiệp xôn xao. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Big C "làm khó" doanh nghiệp Việt.

Bất ngờ tuyên bố dừng bán nhãn hàng riêng

Với mong muốn có chỗ đứng trong siêu thị, đầu ra cho sản phẩm,  nhiều doanh nghiệp (DN) Việt phải chấp nhận chọn con đường gia công làm nhãn hàng riêng cho cho siêu thị - mang thương hiệu riêng của siêu thị nhưng vào tháng 10/2017, Big  C Việt Nam bất ngờ tuyên bố hạn chế bán sản phẩm mang thương hiệu riêng. 

Hàng loạt những lùm xùm của Big C trước khi tuyên bố ngừng nhập hàng may mặc Việt
Big C giảm bán hàng nhãn hiệu riêng khiến nhiều doanh nghiệp Việt lo lắng. 

Đây là động thái khá bất ngờ bởi từng có thời điểm siêu thị này tuyên bố có trên 1.000 mặt hàng mang nhãn hàng riêng, từ thực phẩm đông lạnh, chế biến, hóa mỹ phẩm cho đến những đồ dùng trong gia đình. Đồng thời siêu thị này cũng từng khẳng định sẽ đầu tư để phát triển mạnh mảng kinh doanh này.

Trước thông tin này, đại diện hệ thống siêu thị Big C xác nhận đã hạn chế chính sách phát triển nhãn hàng riêng, chỉ bán nhãn hàng riêng còn tồn đọng. Thay vào việc phát triển nhãn hàng riêng, siêu thị sẽ tập trung hỗ trợ các DN Việt phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu của riêng họ. Đặc biệt là các DN vừa và nhỏ địa phương thông quan chương trình Đồng hành cùng thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp chuyên gia công cho thương hiệu này, điều đó sẽ khiến cửa vào siêu thị của doanh nghiệp Việt ngày càng hẹp. Lý do là nhiều doanh nghiệp Việt chấp nhận chọn con đường gia công làm nhãn hàng riêng cho siêu thị - mang thương hiệu riêng của siêu thị. Thế nhưng việc tạm dừng bán nhãn hiệu riêng sẽ khiến cửa vào siêu thị của doanh nghiệp Việt hẹp dần.

Động thái này cũng khiến nhiều doanh nghiệp e ngại Central Group đưa các sản phẩm từ Thái Lan lên kệ hệ thống siêu thị Big C.

Đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng

Vào tháng 4/2016, khi vừa về tay Tập đoàn Thái Lan, Big C đã "làm khó" hàng loạt doanh nghiệp nông sản thực phẩm Việt, khi đòi chiết khấu có mặt hàng lên đến 25%.

Hàng loạt những lùm xùm của Big C trước khi tuyên bố ngừng nhập hàng may mặc Việt
Hàng thủy sản vào siêu thị Big C phải chịu chiết khấu cao ngất. 

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phải gửi công văn cho ban lãnh đạo hệ thống siêu thị Big C, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP, trong hoàn cảnh sản xuất - kinh doanh khó khăn tại thời điểm đó, tổng mức chiết khấu 10% đã gần quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp. Big C đòi mức chiết khấu cao nhất lên đến 25% thì không doanh nghiệp nào đáp ứng được, nếu chấp nhận thì sẽ thua lỗ.

Không chịu nổi mức chiết khấu cao của Big C, một số doanh nghiệp thủy sản đã rút hàng khỏi hệ thống này. Sau đó, Big C gửi thư mời doanh nghiệp quay lại cung cấp hàng, nhưng do chưa thống nhất mức chiết khấu nên không nhà cung cấp nào nhận lời.

Thế giới di động rút 22 gian hàng khỏi Big C

Tháng 9/2016, Big C lại gây ồn ào khi vướng vào lùm xùm buộc Thế Giới Di Động (TGDĐ) phải rút 22 cửa hàng khỏi hệ thống.

Ở thời điểm đó, đại diện của TGDĐ không đề cập tới lý do Big C yêu cầu rời 22 cửa hàng nhưng nguyên do không quá khó đoán. Ngoài Big C, tập đoàn bán lẻ Thái Lan Central Group còn sở hữu 49% hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Tại thị trường Việt Nam, TGDĐ trở thành đối thủ của Central Group trong lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ và điện máy.

Hàng loạt những lùm xùm của Big C trước khi tuyên bố ngừng nhập hàng may mặc Việt

Vì vậy, trong mặt bằng Big C, Nguyễn Kim đang bán mặt hàng giống với Thế giới Di động. Hai bên có mâu thuẫn về mặt lợi ích kinh doanh nên Thế giới Di động phải rút ra khỏi hệ thống của Big C.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.40065 sec| 646.234 kb