Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Vụ Big C ngừng nhập hàng Việt: Bộ Công Thương hứa bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp

Vụ Big C ngừng nhập hàng Việt: Bộ Công Thương hứa bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp
Sau những nỗ lực ban đầu của bộ Công Thương, phía siêu thị Big C đã quay lại nhập hàng của các doanh nghiệp trong nước. Chuyên gia pháp lý nhận định, đây là tín hiệu tốt và kịp thời để bảo vệ người tiêu dùng cũng như cạnh tranh lành mạnh.

Chiều 4/7, tại cuộc họp báo thường kỳ của bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã trực tiếp trả lời về vụ việc siêu thị Big C đột ngột ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam.

Theo ông Hải, sáng nay (4/7), lãnh đạo bộ Công thương, vụ Thị trường trong nước, các Cục, Vụ có liên liên quan và hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có một cuộc làm việc với tập đoàn Central của Thái Lan, đơn vị sở hữu hệ thống siêu thị Big C.

Vụ Big C ngừng nhập hàng Việt: Bộ Công Thương hứa bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp
Hệ thống siêu thị Big C đã nhượng bộ sau khi có sự can thiệp từ bộ Công Thương.

Sau nhiều giờ làm việc, Big C đã cam kết ngay hôm nay sẽ mở lại đơn hàng cho 50 nhà cung cấp của Việt Nam. Với số doanh nghiệp dệt may còn lại, Big C đưa ra cam kết, trong vòng ít nhất 2 tuần sẽ tiếp tục làm việc và mở đơn hàng trở lại cho khoảng 100 nhà cung cấp nữa.

Còn lại 50 doanh nghiệp, phía Big C cho biết, sẽ “cần phải trao đổi, làm việc kỹ hơn” vì một số đối tác Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những quy định, cam kết về hàng hoá cũng như chất lượng mà hệ thống siêu thị Big C yêu cầu.

Theo nhanh của bộ Công Thương, hiện cả nước đang có khoảng 4.000 nhà cung cấp hàng hoá bán lẻ cho siêu thị Big C. Trong đó, ngành hàng có khoảng 200 doanh nghiệp.

Trả lời quan điểm của bộ Công thương về việc Big C hành xử gây bức xúc cho dư luận Việt Nam, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Chúng tôi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp và người Việt Nam”.

Vụ Big C ngừng nhập hàng Việt: Bộ Công Thương hứa bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp
Hơn 200 doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị phía Big C ngừng hợp đồng đột ngột đã phản ứng dữ dội vào chiều 3/7 tại TP.HCM.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Trần Xuân Chi Anh, công ty Luật RAJAH & TANN LCT, đoàn Luật sư TP.HCM đánh giá: “Tôi ủng hộ cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta không thể hô hào mở cửa, kêu gọi vốn đầu tư ngoại và cổ vũ thương mại quốc tế nhưng lại kiểm soát thị trường và hạn chế phân phối hàng ngoại, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng”.

Sắp tới, hàng hóa châu Âu sẽ vào Việt Nam với mức thuế thấp hơn nhiều, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Dù vậy, ngành sản xuất trong nước cần xây dựng lợi thế cạnh tranh, thương hiệu, nâng cao chất lượng và vận động người tiêu dùng mua hàng nội địa.

Đồng thời, chuyên gia pháp lý Trần Xuân Chi Anh cũng cho rằng, sự việc này là bài học lớn về hợp đồng thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam. “Các quyền của nhà cung cấp đối với nhà bán lẻ được quy định chủ yếu trong hợp đồng. Doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng hợp đồng chặt chẽ để bảo vệ mình, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và niềm tin ở người tiêu dùng Việt”, bà Chi Anh nhấn mạnh.
 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.56810 sec| 634.477 kb