Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Hiệp ước hòa bình liên Triều: Ông Kim Jong-un có làm nên lịch sử?

Hiệp ước hòa bình liên Triều: Ông Kim Jong-un có làm nên lịch sử?
Mặc dù có nhiều rào cản tiềm tàng cho một hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, các nhà phân tích vẫn cho rằng, các hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ mang lại những kết quả nhất định.

Trong nhiều năm, Triều Tiên luôn nói nước này sẽ xem xét từ bỏ hạt nhân, nếu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc và gỡ bỏ dàn vũ khí hạt nhân khỏi khu vực.

Thế nhưng, phát biểu ngày 19/4, tổng thống Hàn Quốc cho hay phía Bình Nhưỡng cam kết "phi hạt nhân hóa hoàn toàn". "Họ không hề đòi hỏi những điều kiện mà phía Mỹ không thể chấp nhận, như rút hết lực lượng khỏi Hàn Quốc. Tất cả mong muốn của họ là chấm dứt các chính sách thù địch nhằm vào Triều Tiên và tiếp đó là có sự bảo đảm về " - ông Moon nhấn mạnh.

Tháp tùng ông Moon đến Bàn Môn Điếm vào tuần sau là 6 quan chức hàng đầu Hàn Quốc, bao gồm chánh văn phòng dinh tổng thống, giám đốc tình báo, cố vấn an ninh quốc gia và các bộ trưởng của Bộ Thống nhất, Quốc phòng, Ngoại giao.

Hiệp ước hòa bình liên Triều: Ông Kim Jong-un có làm nên lịch sử?
Giới truyền thông đưa tin trước Nhà Hòa bình hôm 18/4

Hiện, nhà Hòa bình nằm bên phía lãnh thổ Hàn Quốc tại Khu vực An ninh chung (JSA) trong làng Bàn Môn Điếm đang được sửa sang để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt, có thể mở đường chấm dứt sự thù địch giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Vẫn chưa rõ ông Kim Jong-un đến Nhà Hòa bình để hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in như thế nào. Các quan chức Hàn Quốc cho biết đang chuẩn bị tuyến đường để nhà lãnh đạo Triều Tiên băng qua biên giới - một biểu tượng cho sự hòa giải. Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), chưa có nhà lãnh đạo Triều Tiên nào bước qua Đường ranh giới (MDL) kể từ sau khi thỏa thuận đình chiến được ký kết năm 1953.

Mặc dù có nhiều rào cản tiềm tàng cho một hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, các nhà phân tích vẫn cho rằng, các hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ mang lại những kết quả nhất định.

“Nếu các bên có thể nhất trí hợp tác để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và thiết lập một hiệp ước hòa bình thì đó đã là một thành công. Nội dung cụ thể của hiệp ước hòa bình này có thể sẽ được bàn thảo sau”, ông Pinkston, nhà nghiên cứu quốc tế tại Đại học Troy (Hàn Quốc) nói.

Ông Pinkston cũng nhấn mạnh: “Tôi muốn hy vọng. Một thế kỷ trước, ai có thể tin được Đức và Pháp sẽ trở thành đồng minh của nhau?”

Đàm phán Mỹ - Triều dễ dàng hơn?

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/4 cũng bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh chưa từng có tiền lệ với ông Kim sẽ thành công. Đặc biệt, ông chủ Nhà Trắng xác nhận chuyến thăm Bình Nhưỡng từ ngày 31/3 đến 2/4 của Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo trên Twitter: "Cuộc gặp rất suôn sẻ và hình thành được quan hệ tốt. Đang chuẩn bị nội dung chi tiết cho thượng đỉnh. Phi hạt nhân hóa là điều tuyệt vời cho thế giới lẫn Triều Tiên".

New York Times nhận định sự nhượng bộ này, nếu được Bình Nhưỡng xác nhận, sẽ thay đổi chiến lược của Mỹ và khiến 2 nước dễ đi đến thỏa thuận hơn.

Hiệp ước hòa bình liên Triều: Ông Kim Jong-un có làm nên lịch sử?
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và vợ Ri Sol-ju chụp ảnh cùng các Hàn Quốc đến Bình Nhưỡng để biểu diễn một buổi hòa nhạc hiếm hoi giữa 2 nước ngày 1/4.

Mặc dù vậy, ông Trump cũng nói sẵn sàng bỏ cuộc gặp sắp tới nếu “không thấy có kết quả” và sẽ tiếp tục chiến dịch trừng phạt “gây sức ép tối đa” lên Triều Tiên.

New York Times nhận định lập trường mới của Triều Tiên thật ra không quá bất ngờ. Chính lãnh đạo Kim Jong Un đã nói với phái đoàn Hàn Quốc trong cuộc gặp tháng trước ở Bình Nhưỡng rằng nước này sẽ không cần vũ khí hạt nhân nếu có “bảo đảm an ninh”.

Trong quá khứ, lãnh đạo Triều Tiên cũng từng nói với các phái đoàn Mỹ và Hàn Quốc họ có thể chấp nhận sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc “vì sự ổn định vùng Đông Bắc Á”, nếu Washington bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng.

Tú An (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.44929 sec| 642.266 kb