Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Khách hàng gây rối, tiếp viên hàng không cần xử lý như thế nào?

Khách hàng gây rối, tiếp viên hàng không cần xử lý như thế nào?
Không chỉ giỏi nghiệp vụ và chuyên môn, các nữ tiếp viên hàng không còn chịu nhiều thử khách khi phải đối diện với nhiều khách hàng có hành vi không đúng mực.

Trong thời gian gần đây, các vụ gây rối tiếp viên hàng không, gây rối trật tự tại sân bay khiến nhiều người lắc đầu ngán ngẩm.

Mới đây thôi, trên chuyến bay số hiệu VN253 từ Hà Nội đi TP.HCM của Vietnam Airlines vào chiều 26/7, ngoài lùm xùm với nữ hành khách trên khoang hạng nhất, đại gia Vũ Anh Cường bị nữ tiếp viên trưởng tố cáo sàm sỡ khi làm nhiệm vụ.

Khách hàng gây rối, tiếp viên hàng không cần xử lý như thế nào?
Sau khi một nữ khách hàng tố bị một hành khách hạng thương gia trên chuyên bay Vietnam Airlines sàm sỡ thì nữ tiếp viên trưởng chuyến bay cũng cho biết cô bị vị khách này đụng chạm vào người khi giải quyết vụ việc.

Trên thế giới, các tiếp viên hàng không được học cách xử lý các vấn đề nhạy cảm xảy ra trước, trong và sau chuyến bay đối với những vị "thượng đế" có tính khí không bình thường.

Trục xuất, cách ly

Mỗi sân bay đều có một nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng được đào tạo đặc biệt để xử lý các vấn đề nhạy cảm, thậm chí là trục xuất hành khách khỏi máy bay.

Khách hàng gây rối, tiếp viên hàng không cần xử lý như thế nào?
Tiếp viên Korean Air học cách khống chế hành khách gây rối.

"Nếu máy bay vẫn còn chưa chuyển bánh, chúng tôi sẽ thông báo với cơ trưởng và nhân viên mặt đất rằng có hành khách cần bị trục xuất" một tiếp viên Korean Air trả lời tạp chí Chosun.

Một tiếp viên ở hãng hàng không Chicago cho hay: "Khi máy bay còn chưa cất cánh, việc trục xuất hành khách bạo lực là khá đơn giản. Nhưng một khi máy bay đã ở trên bầu trời, tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều. Tình huống như vậy xảy ra trong quá trình bay, chúng tôi phải cách ly hai đối tượng có xu hướng gây gổ. Chúng tôi đưa họ tới các chỗ ngồi khác nhau, cố gắng thuyết phục họ bình tĩnh trở lại. Chúng tôi cũng có thể nhờ các hành khách khác hỗ trợ".

Giải tỏa căng thẳng

Trong trường hợp xấu nhất, khi hành khách sử dụng bạo lực, các tiếp viên buộc phải khống chế người đó bằng các hình thức tự vệ được phép sử dụng.

Khách hàng gây rối, tiếp viên hàng không cần xử lý như thế nào?
Tiếp viên hàng không Hong Kong Airlines học võ thuật để tự vệ.


Khi máy bay hạ cánh tại điểm đến dự kiến hoặc sân bay gần nhất, hành khách gây rối nghiêm trọng sẽ bị cảnh sát bắt giữ và bị truy tố.

Các phi công sẽ gọi điện cho bộ phận mặt đất xin hỗ trợ và cảnh sát sẽ xuất hiện khi máy bay hạ cánh.

Theo báo Vietnammoi, hành vi gây rối tại sân bay sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Ngoài ra, theo quy định của Nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi này được quy định như sau:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân có hành vi mang chất lỏng vào khu cách ly, lên tàu bay không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hàng không khi ở trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi đe dọa cán bộ, công chức, viên chức, thành viên tổ bay, nhân viên hàng không, hành khách tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây:

a) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

b) Vào khu vực hạn chế, lên tàu bay mà không qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không;

c) Người chỉ huy tàu bay không khóa chốt cửa buồng lái tàu bay theo quy định trong thời gian tàu bay đang bay;

d) Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay;

đ) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, sinh hóa học mà chưa gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;

e) Đưa người, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư và các đồ vật khác chưa qua kiểm tra an ninh hàng không vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây:

a) Xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

b) Hành hung cán bộ, công chức, viên chức, thành viên tổ bay, nhân viên hàng không, hành khách tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

c) Người chỉ huy tàu bay cho người, đồ vật vào buồng lái tàu bay không đúng quy định;

d) Gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự trên tàu bay;

đ) Trộm cắp, chiếm đoạt đồ vật, thiết bị hoặc tài sản trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;

e) Đưa vật phẩm, chất nguy hiểm vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay trái quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 6 và Điểm d Khoản 7 Điều này;

g) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm được phép đưa vào khu vực hạn chế;

h) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng thông tin trước chuyến bay (API) theo quy định;

i) Đánh bạc hoặc để người khác lợi dụng trụ sở hoặc trên phương tiện trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc trên tàu bay đánh bạc.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây:

a) Xâm nhập trái phép vào tàu bay;

b) Hành hung thành viên tổ bay, hành khách trên tàu bay;

c) Đưa công cụ hỗ trợ, chất dễ cháy, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn và các loại vũ khí khác có tính năng, tương tự vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay trái quy định.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi sau đây:

a) Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;

b) Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;

c) Cung cấp các thông tin sai có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;

d) Đưa chất nổ, vật liệu nổ, vũ khí quân dụng chất cháy vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay trái quy định.

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học hoặc các thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay, người trên tàu bay đang bay.

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.41926 sec| 658.734 kb