Ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một quả trứng gà không chỉ chứa lượng protein khổng lồ mà còn giúp bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cụ thể, cứ trong 100g trứng gà người ta sẽ tìm thấy 10.8g protein. Trung bình 1 quả trứng lớn có 2.7g protein từ lòng đỏ và 3,6g protein từ lòng trắng.
Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) ở lòng đỏ trứng gà và một ít vitamin tan trong nước (B2, B6) tại lòng trắng.
Nhiều nghiên cứu cũng cho biết đã tìm thấy Lecithin trong trứng gà. Đây là chất có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách cholesterol và bài xuất các thành phần thu được ra khỏi cơ thể.
Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod... Đây đều là những loại vitamin, khoáng chất có tác dụng cực tốt trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Thậm chí, các chuyên gia còn chứng minh, trong một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trứng còn giàu protein và colin (một chất cần cho sự phát triển của não thai nhi).
Thế nên không khó hiểu khi các mẹ bầu rất tích cực bổ sung trứng gà vào thực đơn khi mang thai.
Tuy nhiên, các mẹ bầy cần lưu ý, dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng trong trứng gà lại chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần tùy cách chế biến để bạn cảm thấy ngon miệng nhất.
Cần chế biến trứng như nào cho đúng?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để giữ được đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng trong trứng gà thì phương pháp lược chính là cách tốt nhất. Không chỉ nhanh chóng, trứng luộc còn giữ lại 100% dinh dưỡng. Trong khi đó, chế biến trứng theo cách xào là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 - 50%.
Luộc trứng trong nước trà cũng có thể giữ được các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn trứng theo cách này. Nguyên nhân là do, trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
P.V (Tổng hợp)