Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Khi nào cần đi khám tim mạch hậu COVID-19?

Khi nào cần đi khám tim mạch hậu COVID-19?
Nhiều F0 sau khi khỏi bệnh vẫn có thể gặp phải một số di chứng, trong đó ảnh hưởng đến tim mạch thường gặp và được phản ánh nhiều nhất.

Những triệu chứng của bệnh tim mạch hậu COVID-19

Các tế bào trong tim có thụ thể men chuyển angiotensin-2 (ACE-2). Đây là nơi SARS-CoV-2 gắn vào trước khi xâm nhập tế bào. Do vậy, nó có thể làm tổn thương cơ tim và ảnh hưởng đến chức năng cơ quan này.

Nhiễm coronavirus cũng ảnh hưởng đến nội mạc mạch máu, gây viêm mạch máu, tổn thương các vi mạch và hình thành cục máu đông. Chúng có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, tổn thương tim cũng có thể do tình trạng nhiễm trùng nặng trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng chống lại virus, có thể phát sinh quá trình viêm làm phá hủy một số mô, tổ chức bình thường, bao gồm cả tim.

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất. Ngoài ra, người hồi phục sau mắc COVID-19 có thể biểu hiện khó thở, đau ngực, hồi hộp trống ngực. Tuy nhiên, các triệu chứng này không đặc hiệu, có thể liên quan rối loạn tim mạch hoặc do yếu tố khác như hạn chế vận động trong thời gian mắc COVID-19.

Khi nào cần đi khám tim mạch hậu COVID-19?
Ảnh minh họa.

Sau khi mắc COVID-19, bạn có thể thấy tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực. Triệu chứng của nhịp tim nhanh hoặc không đều bao gồm:

- Cảm thấy tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó chịu ở ngực.

- Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt, đặc biệt là khi đứng.

Những người đang hồi phục sau khi mắc COVID-19 đôi khi xuất hiện các triệu chứng của một tình trạng được gọi là POTS (hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng). Cụ thể, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh khi đứng lên, dẫn đến sương mù não, mệt mỏi, đánh trống ngực, choáng váng và các triệu chứng khác, theo Tri thức trực tuyến.

Thời điểm cần phải đi khám tim mạch sau COVID-19

Khó thở

Nếu thấy khó thở, kèm độ bão hòa O2 thấp (dưới 92%) thì cần chú ý. Tuy nhiên cũng có khi người bệnh bị hụt hơi khi gắng sức vì đã một thời gian dài không hoạt động thể lực do mắc bệnh.

Đau ngực

Nếu đau ngực dữ dội, đặc biệt đau dai dẳng kèm cảm giác buồn nôn, khó thở hoặc choáng váng: có thể là các triệu chứng của cơn đau tim. Nếu đau ngực khi hít vào, có thể do bị viêm phổi. Còn đau ngực dữ dội, đột ngột có thể là do thuyên tắc phổi.

Suy tim hậu COVID-19

Suy tim hậu COVID-19 khá hiếm gặp, nhưng nếu bị khó thở hoặc phù chân thì cần đi khám xem có suy tim không. Các triệu chứng của suy tim bao gồm: khó thở, đặc biệt khi gắng sức; khó thở khi nằm: mệt mỏi; phù chân, tiểu đêm..., theo Lao Động.

Khi nào cần đi khám tim mạch hậu COVID-19?
Ảnh minh họa. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

Tổn thương tim do COVID-19 gây ra có vĩnh viễn không?

Nếu các triệu chứng gặp trên được chứng minh là do nguyên nhân tổn thương tim, sự phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Rất ít trường hợp bị hội chứng mạch vành cấp nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim cấp tính, do COVID-19 gây ra.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh tim có thể cho thấy những thay đổi nhỏ trong cơ tim của một số người sống sót sau COVID-19. Một số nghiên cứu trên người hồi phục sau coronavirus đã cho thấy một số vết sẹo, nhưng các nghiên cứu này không so sánh những kết quả này với những người không mắc COVID-19, do vậy chưa thể kết luận chắc chắn được hệ quả. Những thay đổi nhỏ này tồn tại trong bao lâu - và chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào - vẫn chưa được biết.

COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bơm máu của tim (chức năng chính của quả tim), nhưng những bất thường này thoáng qua và thường ít có khả năng gây ra vấn đề trầm trọng cho con người.

Biện pháp giảm thiểu tổn thương tim mạch hậu COVID-19

Không nên gắng sức ngay sau khi khỏi COVID-19. Tập thở theo các bài tập phục hồi đường thở hàng ngày. Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng. Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: tăng cường rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, theo Sức khỏe & Đời sống.

Theo Đời sống & Pháp luật

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-nao-can-di-kham-tim-mach-hau-covid-19-a531834.html

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.61873 sec| 633.32 kb