Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Luật Giáo dục: Có nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?

Luật Giáo dục: Có nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?
Tại hội thảo khoa học góp ý về các quy định về tự chủ và quản lý Nhà nước trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) diễn ra ở ĐH Luật TP.HCM sáng 16/1, nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh vấn đề đưa điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh vào luật.

Phát biểu hội thảo, TS. Thái Thị Tuyết Dung, Trưởng bộ môn Luật Hành chính, ĐH Luật TP.HCM cho rằng, không nên đưa quy định về ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh vào Luật Giáo dục: "Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, mối liên hệ giữa nhà trường với phụ huynh là mối liên hệ trực tiếp chứ không cần qua chủ thể thứ ba là ban đại diện cha mẹ học sinh. Những thông tin về tình hình học tập, điểm thi có thể đến phụ huynh nhờ công nghệ thông tin. Vậy ban đại diện để làm gì?"

Luật Giáo dục: Có nên bỏ ban đại diện cha mẹ học sinh?
T.S Thái Thị Tuyết Dung phát biểu tại hội thảo

Cũng theo TS. Tuyết Dung, Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ nhà trường về nhiều mặt nhưng cũng tồn tại rất nhiều bất cập. Nhiều trường hợp ban đại diện cha mẹ học sinh lợi dụng những đặc quyền riêng, thậm chí lạm thu.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, Ban đại diện cha mẹ học sinh đều có mặt tốt và mặt không tốt, vì vậy, bà Dung đề xuất: “nếu có sự tồn tại của ban này thì cần trên cơ sở tự nguyện chứ không bắt buộc".

Phản bác lại ý kiến trên, PGS.TS Phan Nhật Thanh, Phó trưởng khoa Luật hành chính nhà nước Trường ĐH Luật TPHCM cho biết, bản thân mình là người nằm trong BĐD CMHS nhiều năm và không đồng ý quan điểm cho rằng ban đại diện lợi dụng chức vụ quyền hạn để lạm thu.

Chia sẻ với tư cách phụ huynh và là người có mặt trong ban đại diện nhiều năm, bà Trịnh Anh Nguyên - ĐH Luật TP.HCM đã nêu quan điểm, việc thành lập ban đại diện phụ thuộc mỗi trường, tùy thuộc đó là cơ sở công hay tư.

Dù thừa nhận thực tế nhiều nơi ban đại diện chỉ xuất hiện khi nhà trường cần huy động tiền, bà Nguyên cho rằng các trường công cần có ban đại diện cha mẹ học sinh, còn trường tư, đặc biệt trường quốc tế, không quá cần thiết.

Dưới góc độ quản lý trực tiếp, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM đánh cao vai trò của ban đại diện cho mẹ học sinh ở trường. Mỗi trường có sự hoạt động khác nhau, nhưng để hoạt động được hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa ban và nhà trường.

Theo thầy Khương, không nên bỏ điều lệ về ban đại diện cha mẹ học sinh trong luật, vì nếu bỏ đi thì không thể xây dựng những quy định về hình thức hoạt động của ban này. Thực ra nhiều trường có những quy định chặt chẽ về việc thu chi của hội cha mẹ học sinh, không phải nơi nào cũng xảy ra việc lạm thu.

 P.L (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.17848 sec| 634.688 kb