Hôm nay ngày 11/12, sẽ diễn ra trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018, đối thủ của Việt Nam ở trận này không ai khác là đội bóng giàu sức tấn công thích kiểm soát bóng với những pha tấn công đường biên nguy hiểm.
Khác với lối chơi của HLV người Hàn Quốc ông Park Hang-seo, nhường quyền kiểm soát bóng, kéo đối thủ ra xa khung thành trước khi trừng phạt họ bằng các pha phản công nhanh hoặc những đường chuyền ra sau lưng hàng thủ thì Malaysia luôn muốn kiểm soát đối thủ và kiểm soát trận đấu.
Đội bóng của HLV Tan Cheng Hoe hiếm khi lùi sâu và chờ đối phương tấn công, mà phải chủ động kiểm soát bóng bằng những pha di chuyển tam giác và những đường chuyền ngắn. Lựa chọn này làm CĐV của Malaysia rất thích thú.
Ở những trận đấu trước, Malaysia luôn vượt trội về thời gian kiểm soát bóng. Trận bán kết lượt về với Thái Lan là lần duy nhất họ giữ bóng ít hơn đối thủ, nhưng ngoại lệ này phần nhiều xuất phát từ thực tế rằng đội quân của HLV Tan Cheng Hoe chỉ cần bảo vệ tỉ số 2-2 trong 15 phút cuối. Trái lại, Việt Nam chỉ kiểm soát bóng nhiều hơn ở trận đấu với Lào và Campuchia - những đối thủ quá yếu. Ở trận gặp Malaysia tại vòng bảng, các học trò của Park Hang-seo chỉ giữ bóng 39%.
Khác với Việt Nam thường để đối phương dẫn bóng tới giữa sân rồi mới bắt đầu pressing (mid-block), Malaysia tổ chức vây ráp từ sớm, ngay cả khi bóng đang được đối phương triển khai ở hàng hậu vệ.
Một tiền đạo Malaysia sẽ gây sức ép với hai trung vệ, một tiền đạo khác lùi xuống để "phủ bóng" một tiền vệ trung tâm của đối phương (khối tam giác màu xám). Lúc này, các lựa chọn chuyền bóng lên phía trên của trung vệ Thái Lan đều đã bị chặn hoặc đang chịu sức ép. Nếu không muốn đá dài lên, giải pháp duy nhất là chuyền về cho thủ môn để xoay sang phía đối diện. Nhưng nếu trung vệ Thái Lan chuyền về, tiền đạo của Malaysia sẽ dâng lên ngay. Và khi bóng đến được chân của trung vệ Thái Lan, rất có thể anh ta sẽ phải chịu sức ép còn kinh khủng hơn.
Malaysia rất mạnh trong các pha tấn công biên. Nhưng tấn công biên về cơ bản là lựa chọn thiếu ổn định (một pha tấn công biên muốn hiệu quả phải nhanh, gọn, và khả năng bóng chuyển sang quyền sở hữu của đối phương sau các quả tạt luôn là rất cao).
Bởi vậy, Malaysia cần một người đóng vai trạm trung chuyển bóng ở trung lộ như Talaha để có thể phát triển bóng một cách ổn định. Không có gì là khó hiểu khi Malaysia lựa chọn tấn công biên làm vũ khí chính. Họ có những tiền vệ cánh rất nhanh và khéo, nhất là cầu thủ nhập tịch Sumareh (số 13, chơi ở cánh phải). Họ cũng có những hậu vệ biên tấn công tốt, luôn sẵn sàng lao lên để thực hiện các pha chồng cánh.
Có thể thấy Malaysia tấn công biên nhưng không phải theo kiểu cố gắng tạt thật nhiều bóng vào trong cho các tiền đạo thi bật nhảy với các trung vệ đối phương. Hoặc họ sẽ cố gắng tạt sớm, đưa trái bóng căng, cuộn vào khoảng trống giữa thủ môn hàng hàng thủ của đối phương, là tình huống mà mọi hàng thủ đều rất ngán (do khi bóng được căng ngang kiểu này, tiền đạo đối phương hay hậu vệ đội nhà chạm bóng đều dễ thành bàn thắng).
Là đội bóng được coi là mạnh trong mùa giải, nhưng khó có nghĩa là họ có những điểm yếu kém. Bởi, ngoài việc chất lượng con người chưa đủ tốt để các mảng miếng có thể đạt hiệu quả tuyệt đối như kỳ vọng của HLV (vấn đề của mọi đội bóng ở Đông Nam Á), họ vẫn tồn tại không ít vấn đề trong lối chơi - nhất là ở hàng thủ.
Với chủ trương gây sức ép ngay khi đối phương có bóng. Khi làm điều đó, các cầu thủ của họ thường xuyên rời vị trí. Chính vì vậy, Malaysia không tạo được một hệ thống phòng ngự chặt chẽ khi không có bóng. Khoảng cách giữa các tuyến và giữa các vị trí của họ thường là khá lớn.
Chính sự lỏng lẻo trong hệ thống và sự thiếu ý thức của các cá nhân là nguyên nhân dẫn tới bàn thua đầu tiên của Malaysia trong trận bán kết lượt về với Thái Lan.
Đối thủ trong hai trận chung kết là Malaysia chắc chắn Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong trận chung kết AFF Cup. Điều mà các cầu thủ của Park Hang-seo cần làm là không để bị cuốn vào lối chơi hừng hực của đối thủ. Nếu có thể kiểm soát được bóng đủ lâu, đội quân của Park Hang-seo có thể tìm thấy khoảng trống ở các vị trí then chốt để khai thác, bởi như đã nói, Malaysia không phải là đội phòng ngự thực sự kín kẽ.
H.A (TH)