Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Cuối vụ, củ niễng bán ngày nghìn củ, thu trăm triệu mỗi tháng

Cuối vụ, củ niễng bán ngày nghìn củ, thu trăm triệu mỗi tháng
Là loại củ mỗi năm chỉ có một lần, mùa niễng cũng chỉ kéo dài đúng một tháng nên dân Hà thành tranh nhau mua ăn vội. Củ niễng không đơn giản là dùng trong ăn uống mà còn được ứng dụng vào việc chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết rõ điều này.

Mỗi độ thu về, người dân miền Bắc lại mê mải đi tìm mua củ niễng – loại củ rẻ tiền nhưng lại có hương vị đặc trưng khó quên. Vì thời gian chỉ kéo dài khoảng 1 tháng nên chị em thành thị hiện nay rất ráo riết tìm kiếm loại củ này để ăn cho kịp mùa.

Cuối vụ, củ niễng bán ngày nghìn củ, thu trăm triệu mỗi tháng
ảnh minh họa

Củ niễng sau khi sơ chế xong nhìn múp míp, trắng phau trông rất thích mắt. Chỉ cần thái chúng thành những lát mỏng rồi xào cùng gia vị là bạn đã có một bữa cơm ngon lành. Củ niễng xào thịt bò, xào trứng hay thịt lợn là những kiểu chế biến đơn giản, nhanh gọn nhưng không hề kém phần đặc sắc trong hương vị.

Cho từng miếng củ niễng đã xào nấu vào miệng, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy cái giòn giòn, ngọt ngọt đặc trưng lan tỏa càng khiến người ăn không khỏi thích thú. Càng nhai, bạn sẽ càng cảm nhận rõ cái vị bùi bùi đọng lại nơi đầu lưỡi.

Vừa ngồi bóc củ niễng lấy phần non để thái ra xào với thịt bò, chị Nguyễn Mai Thương ở Trần Cung (Cầu Giấy, Hà Nội) khoe: “Củ niễng đặc sản Nam Định, tôi phải mua với giá 100.000 đồng/3 bó, mỗi bó được 10 củ về bóc ra nấu được 3 bữa. Tối nay tôi bóc một bó xào với thịt bò, còn 2 bó cất trong tủ lạnh để dành bữa sau”.

Cuối vụ, củ niễng bán ngày nghìn củ, thu trăm triệu mỗi tháng
Dân Hà thành đang tranh nhau mua củ niễng về ăn

Củ này được trồng khá nhiều ở Nam Định, nhưng mua trên Hà Nội giá lại tương đối đắt đỏ. Như hôm nay chị mua niễng loại to giá 100.000 đồng/3 bó, còn mua niễng củ nhỏ hơn giá cũng phải 25.000 đồng/bó.

Giá không chỉ đắt đỏ hơn các loại rau củ khác ngoài chợ, muốn mua niễng chị còn phải đặt trước một ngày, chị cho hay.
“Bố mẹ tôi thường kể, cách đây 20 năm, niễng là cây mọc dại ở bờ ao đầm, đến mùa người dân thường đi bẻ niễng về . Nhưng những năm gần đây, do nhu cầu thị trường cao, giá niễng khá đắt đỏ nên dân bắt đầu trồng nhiều”. Chị cho biết, loại củ này mỗi năm chỉ có một lần, mùa cũng chỉ kéo dài khoảng một tháng, bắt đầu từ cuối tháng 10 dương sang đến cuối tháng 11 là hết. Đến tầm này thì khoảng 20 ngày nữa sẽ kết thúc mùa niễng.

Tương tự, chị Đào Thị Thúy, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở Hai Bà Trưng (Hà Nội), cũng cho biết, dân Hà thành đang tranh nhau đặt mua củ niễng về ăn vì sợ hết vụ. Theo đó, niễng lúc nào cũng bán đắt như tôm tươi.

Khách thường mua 2-3 bó/lần, thậm chí có người mua 5-10 bó/lần. Có ngày chị nhập cả vài ngàn củ niễng mà không đủ bán, đến cuối ngày khách hỏi vẫn phải khéo từ chối, khất sang ngày hôm sau, chị Thúy .

“Nhà tôi có người nhà quê ở Nam Định nên nhập được củ niễng từ gốc, lại nhập được niễng loại 1. Do đó, mỗi củ niễng sau khi bán ra, tôi trừ hết chi phí tôi còn lãi khoảng 2.000 đồng/củ”. Chị tiết lộ, năm ngoái lượng niễng bán ra cũng tương đương năm nay, trung bình mỗi ngày chị bán hết khoảng trên dưới 200 bó niễng. Tính ra, vụ niễng kéo dài một tháng vợ chồng chị lãi hơn 100 triệu đồng.

Khách thường mua 2-3 bó/lần, thậm chí có người mua 5-10 bó/lần. Có ngày chị nhập cả vài ngàn củ niễng mà không đủ bán, đến cuối ngày khách hỏi vẫn phải khéo từ chối, khất sang ngày hôm sau, chị Thúy chia sẻ.

Củ niễng – bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp da

Không đơn giản chỉ là , củ niễng còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cây niễng còn gọi là cô mễ, giao cẩu, lúa miêu, củ niễng, giao bạch tử, tên khoa học là Zizamia latifolia Turcz (Xizamia aquatica L., Zizania dahurica Steud, Hydropyrum latifolium Griseh., Limnochloa caduciflora Turcz). Cây niễng thuộc họ Lúa Poarceae (Gramineae), cho vị thuốc là giao bạch tử - chính là quả cây niễng phơi hay sấy khô.

Cuối vụ, củ niễng bán ngày nghìn củ, thu trăm triệu mỗi tháng
Củ niễng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.

Không chỉ có mùi vị dễ chịu, hương vị thơm ngon, củ niễng còn chứa nhiều thành phần hữu ích cho sức khỏe như protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm; các khoáng chất đồng, magne, kẽm, selen, canxi, sắt, photpho, kali, natri, các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, folacin, pantothenic axit, carotene, niacin.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, củ niễng đang vào mùa nên rất tươi ngon, sạch sẽ, do đó nên tận dụng để làm thức ăn dưỡng nhan cho chị em phụ nữ, đồng thời làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ niễng mà chúng ta nên tận dụng là:

- Hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường: Nấu cháo củ niễng, thịt lợn băm với gạo tẻ, nấm hương. Củ niễng làm sạch thái chỉ, nấm hương thái sợi, cho dầu vừng vào chảo đun nóng, đổ thịt băm rồi cho củ niễng, nấm hương, muối, mì chính xào thơm với dầu vừng rồi xúc ra bát. Gạo tẻ vo sạch đổ nước vào nấu cháo, khi cháo nhừ đổ bát thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều, đun sôi là được.

Cuối vụ, củ niễng bán ngày nghìn củ, thu trăm triệu mỗi tháng
Củ niễng đang vào mùa nên rất tươi ngon, sạch sẽ, do đó nên tận dụng để làm thức ăn dưỡng nhan cho chị em phụ nữ, đồng thời làm thuốc chữa bệnh.

- Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, tốt cho người bị viêm tuyến tiền liệt thiên về nhiệt: Ăn củ niễng xào thịt. Cụ thể, món ăn được làm như sau: Củ niễng 200g, thịt lợn nạc 100g, cà rốt 50g, gừng tươi, muối, tỏi, hành, mì chính. Hành, gừng rửa sạch thái nhỏ, rửa sạch tỏi bóc vỏ thái miếng. Rửa sạch củ niễng, thái miếng, cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái miếng, cho vào nước sôi chần một lúc. Sau khi rửa sạch thịt nạc, lọc hết gân, thái miếng. Cho dầu vào nồi đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt nạc và củ niễng, cà rốt vào xào cùng, sau khi xào chín, nêm muối, mì chính trộn đều là được.

- Bệnh nhân tăng huyết áp: Củ niễng bóc bẹ gọt vỏ, luộc chín vớt ra để ráo, trứng gà đánh nhuyễn cho vào chảo rán thật mỏng gắp ra đĩa. Củ niễng thái chỉ dài, dăm bông và trứng gà rán cho lẫn vào bát. Sau đó cho mắm muối, mì chính, đường, tiêu bột, dầu vừng vào bát niễng trộn đều là ăn được.

Lưu ý: Không ăn củ niễng với mật ong. Người bị sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy hoặc người dương suy hoạt tinh cũng không nên ăn loại củ này.

Trung Anh (Tổng hợp)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.27367 sec| 658.758 kb