Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Mỹ phẩm của Cty Hoàng Ngọc Diệp có nguồn gốc xuất xứ từ tiệm giặt là?

Mỹ phẩm của Cty Hoàng Ngọc Diệp có nguồn gốc xuất xứ từ tiệm giặt là?
Khi tìm hiểu đến địa chỉ ghi trên nhãn sản phẩm của công ty TNHH TM - DV Hoàng Ngọc Diệp (Công ty Hoàng Ngọc Diệp) thì chỉ là một cửa hiệu giặt là, hoàn toàn không có biển tên công ty cũng như nhà máy sản xuất.

Theo phản ánh của gần đây cho biết, những sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH TM - DV Hoàng Ngọc Diệp (Công ty Hoàng Ngọc Diệp) có địa chỉ tại Số 12 ngõ 89, đường Lạc Long Quân, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội đều không có công bố chất lượng, ghi nhãn mập mờ nguồn gốc xuất xứ và không đủ điều kiện lưu hành đã cung cấp ra thị trường khiến người hết sức hoang mang.

Mỹ phẩm của Cty Hoàng Ngọc Diệp có nguồn gốc xuất xứ từ tiệm giặt là?
Sản phẩm của Công ty TNHH TM - DV Hoàng Ngọc Diệp bán ra thị trường

Theo tìm hiểu được biết, Công ty TNHH TM - DV Hoàng Ngọc Diệp (Công ty Hoàng Ngọc Diệp) có đăng ký kinh doanh số 0108158521 thành lập ngày 05/02/2018 có địa chỉ tại Số 12 ngõ 89, đường Lạc Long Quân, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hiện Công ty Hoàng Ngọc Diệp sản xuất và kinh doanh hàng chục mặt hàng liên quan đến sản phẩm nghệ như: Cao tinh nghệ, Kem đắp mặt nạ tinh bột nghệ, Kem body nghệ, Sữa tắm gạo sữa nghệ, Sữa rửa mặt tinh bột nghệ, Kem chấm mụn nhân sâm, Viên tinh nghệ mật ong,…Ngoài ra còn một số sản phẩm mỹ phẩm: Son Diên Hy, Hồi âm Âm đan, Nghệ quý phi. Những sản phẩm trên đều ghi xuất xứ là “Việt Nam” hoặc “Công ty TNHH TM&DV Hoàng Ngọc Diệp”.

Trước thông tin phản ánh của bạn đọc PV đã tìm hiểu theo địa chỉ ghi trên nhãn sản phẩm, đến địa chỉ số 12 ngõ 89, đường Lạc Long Quân, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy để xác thực thông tin. Tuy nhiên, khi đến đúng địa chỉ nêu trên thì chỉ là một cửa hiệu giặt là hoàn toàn không có biển tên công ty cũng như nhà máy sản xuất. 

Mỹ phẩm của Cty Hoàng Ngọc Diệp có nguồn gốc xuất xứ từ tiệm giặt là?
Địa chỉ số 12 ngõ 89, Lạc Long Quân chỉ là một cửa hàng giặt là, hoàn toàn không đủ điều kiện sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm.

Trao đổi qua với bà Hoàng Ngọc Diệp để xác nhận, bà Diệp cho biết: "Địa chỉ số 12 ngõ 89 đường Lạc Long Quân đúng là địa chỉ kinh doanh của công ty và cũng không có bình luận gì về nguồn gốc xuất xứ. Bà Diệp cũng khẳng định mình chỉ là người bán hàng còn các công việc khác do một người tên Dương đảm nhiệm".

Mỹ phẩm của Cty Hoàng Ngọc Diệp có nguồn gốc xuất xứ từ tiệm giặt là?
Nhiều sản phẩm mỹ phẩm có xuất xứ từ tiệm giặt là đang bán ngoài thị trường?

Cũng theo đó, khi tìm hiểu thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm và Sở Y tế Hà Nội, Công ty Hoàng Ngọc Diệp không phải là cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng như không có nhà máy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Được biết, theo quy định của pháp luật, đối với mặt hàng thực phẩm như Cao tinh nghệ, Viên tinh nghệ mật ong thuộc mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi lưu thông ra thị trường phải có công bố chất lượng, nhà máy sản xuất phải là cơ sở Đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với sản phẩm Mỹ phẩm cũng phải đạt ít nhất hai điều kiện là nhà máy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm và có công bố trước khi lưu thông ra thị trường.

Hình thức xử phạt nhà sản xuất mỹ phẩm không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật đối với nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước hoặc nhà nhập khẩu mỹ phẩm.

Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với hành vi kê khai không trung thực các nội dung đã cam kết trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Trước thông tin trên để đảm bảo quyền lợi về sức khỏe và kinh tế chính đáng của người tiêu dùng, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc thanh kiểm tra và xử lý.

Quy định xử phạt:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng một trong các loại giấy tờ giả;

Hành vi sản xuất, nhập khẩu, bán ra thị trường thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định an toàn thực phẩm: 500.000 đồng đến 320.000 triệu đồng;

Sản xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc diện phải công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm mà không có giấy tiếp nhận công bố hợp quy, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực;

Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định.

Phapluatnet sẽ tiếp tục thông tin.

PV 

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.39362 sec| 646.656 kb