Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Mỹ - Trung Quốc 'tung đòn' chiến tranh thương mại: Ai được lợi?

Mỹ - Trung Quốc 'tung đòn' chiến tranh thương mại: Ai được lợi?
Một nghiên cứu của Ngân hàng Deutsche Bank cho thấy việc các doanh nghiệp Trung quốc ngày càng khó làm ăn ở thị trường Mỹ có thể sẽ làm cho Mexico, Canada và khu vực đồng Euro hưởng lợi.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức áp mức thuế 10% đối với lượng hàng trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng - từ găng bóng chày, router, linh kiện máy móc cho tới các loại gia vị thực phẩm. 

Trung Quốc đáp trả ngay lập tức bằng mức thuế mới từ 5-10% đánh vào khối lượng hàng hóa Mỹ có tổng trị giá 60 tỷ USD, bao gồm thịt, chất hóa học, quần áo và linh kiện ô tô. Cụ thể, Trung Quốc áp thuế 5% lên khoảng 1.600 mặt hàng Mỹ (trong đó có , hàng dệt may) và thêm 10% lên hơn 3.500 mặt hàng bao gồm chất hóa học, thịt, lúa mì, rượu vang, khí hóa lỏng, và dầu ăn.

Mỹ - Trung Quốc 'tung đòn' chiến tranh thương mại: Ai được lợi?
Tổng thống Trump áp thuế với lượng hàng 200 tỷ USD của Trung Quốc, khiến nước này đáp trả lập tức.

Động thái trên đã làm gia tăng đáng kể cuộc xung đột thương mại vốn đã căng thẳng giữa hai nước.

Không bên nào có dấu hiệu lui bước trong cuộc chiến đáp trả lẫn nhau này.

Cuộc chiến thêm khốc liệt khi Washington tuần trước áp lệnh trừng phạt lên một đơn vị Trung Quốc vì đã mua Nga. Mỹ cho rằng việc mua nói trên vi phạm một đạo luật của Mỹ.

Chính quyền ông Trump đưa ra lý do cho các biện pháp này là để trừng phạt Trung Quốc vì “các hoạt động thương mại không công bằng như là nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ”.

Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc của Mỹ. Họ tố ngược lại rằng Mỹ đang thực hành chủ nghĩa bảo hộ và hoạt động bắt nạt.

Giới chức Mỹ cho biết, mục tiêu cuối cùng là để đạt được thương mại tự do với mức thuế bằng không và trợ cấp bằng không ở cả hai phía. Nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang nghi ngờ ý đồ của Mỹ.

Ai được lợi?

Cuộc đối đầu này giữa Trung - Mỹ có thể sẽ làm cho các doanh nghiệp của châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản chiếm trước thời cơ, bởi vì các doanh nghiệp của hai nước Trung - Mỹ sẽ đối mặt với lực cản lớn hơn khi làm ăn ở quốc gia của nhau, tờ The Financial Times bản tiếng Trung (FTchinese) ngày 21/9 nhận định.

Còn đối với các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á đã sớm hòa nhập sâu vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, đây có thể là một thách thức với mức nghiêm trọng hơn nhiều.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Deutsche Bank cho thấy việc các doanh nghiệp Trung quốc ngày càng khó làm ăn ở thị trường Mỹ có thể sẽ làm cho Mexico, Canada và khu vực đồng Euro hưởng lợi.

Nghiên cứu của Deutsche Bank chỉ ra rằng: "Mỹ đơn phương tăng thuế quan đối với Trung Quốc chẳng khác gì một sự kiện thương mại bất ngờ và có lợi cho các khu vực khác trên thế giới. Đối với người Mỹ, hàng hóa nhập khẩu từ các khu vực ngoài Trung Quốc sẽ bất ngờ trở nên rẻ hơn".

Khi thuế quan làm tăng chi phí cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, các nước khác chắc chắn sẽ được lợi.

Mỹ - Trung Quốc 'tung đòn' chiến tranh thương mại: Ai được lợi?
Chứng khoán Thượng Hải “đỏ sàn” do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung


Theo nhà nghiên cứu Keith Wade, do giá trị gia tăng của hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có 45% do các khu vực ngoài Trung Quốc tạo ra, vì vậy "không gian gây tổn hại tới các nền kinh tế khác là rất lớn".

Keith Wade còn cho rằng, các nền kinh tế xuất khẩu Đông Á và Đông Nam Á như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore sẽ dễ bị tác động nhất.

Ảnh hưởng lâu dài từ việc tăng thuế quan của Mỹ vẫn sẽ mất thời gian dài mới được giải quyết. Nhà kinh tế học Jon Harrison từ công ty TS Lombard chỉ ra, khi EU và Mỹ tăng thuế quan trừng phạt lên tấm pin năng lượng mặt trời Trung Quốc xuất sang Mỹ vào năm 2012, các doanh nghiệp Trung Quốc dã nhanh chóng chuyển sản xuất đến Malaysia, Philippines và Việt Nam. Lần này, nếu xuất hiện sự di chuyển tương tự thì có thể sẽ làm cho các nền kinh tế Đông Nam Á được lợi.

Anh Vũ (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.41531 sec| 634.297 kb