Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Nếu Triều Tiên giải trừ hạt nhân, Hàn Quốc sẵn sàng nhượng bộ lớn

Nếu Triều Tiên giải trừ hạt nhân, Hàn Quốc sẵn sàng nhượng bộ lớn
Ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt về an ninh và đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, cho hay ông hy vọng hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ đạt được những kết quả tích cực.

Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 18/4 cho biết nước này và Triều Tiên đang xem xét khả năng đạt được hiệp định hòa bình cho vùng bán đảo, nơi vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật.

Ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt về và đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, cho hay ông hy vọng hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ đạt được những kết quả tích cực.

Nếu Triều Tiên giải trừ hạt nhân, Hàn Quốc sẵn sàng nhượng bộ lớn
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Ông Chung-in nói thêm, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thể sẽ đệ trình một tuyên bố hòa bình chính thức với Triều Tiên lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới nếu hai nhà lãnh đạo đạt được thỏa thuận lịch sử này

“Miễn là cam kết giải trừ hạt nhân của Bình Nhưỡng đáng tin cậy, họ sẽ nhận lại những khích lệ về nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế, , chính trị và ngoại giao”, ông Chung-in nói.

Ông Chung-in cho hay, Mỹ, một đồng minh chính của Hàn Quốc, có thể cũng sẽ có những nhượng bộ: “Nếu Triều Tiên sẵn sàng giải trừ hạt nhân hoàn toàn và đáng tin cậy, thì Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới sẽ dành cho họ rất nhiều khích lệ”, vị cố vấn Hàn Quốc cho biết.

Theo ông Chung-in, những nhượng bộ này có thể bao gồm đề xuất lâu nay của Triều Tiên về nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, đưa Bình Nhưỡng khỏi danh sách tài trợ khủng bố hay Hàn Quốc từ bỏ kế hoạch cho Mỹ lắp đặt lá chắn tên lửa.

Hàn Quốc và lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu trên lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên sau khi cuộc chiến trên bán đảo kết thúc bằng một hiệp định ngừng bắn, không phải hiệp định hòa bình. Lực lượng Liên Hợp Quốc, Trung Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1953, nhưng Hàn Quốc không phải là thành viên ký kết.

Hiện tại, tình hình đã lắng dịu sau phát biểu năm mới của nhà lãnh đạo Kim Jong Un cùng sự kiện Olympic mùa đông tại Hàn Quốc, nơi Triều Tiên cử đoàn vận động viên tham dự. là hội nghị thượng đỉnh giữa hai miền bán đảo Triều Tiên cũng như cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được lên kế hoạch.

Quan chức Mỹ hôm 17/4 xác nhận ông Mike Pompeo, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), cũng là người được đề cử cho chức vụ ngoại trưởng, đã đến Bình Nhưỡng gặp ông Kim hồi cuối tháng 3. Đến nay, đây là chỉ dấu mạnh mẽ nhất cho thấy ông Trump có ý định nghiêm túc về việc trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ gặp gỡ mặt đối mặt với lãnh đạo Triều Tiên.

Tổng thống Donald Trump vừa chính thức xác nhận hai chính phủ (Mỹ và Triều Tiên) đang thảo luận trực tiếp "ở cấp cực cao", đồng thời thừa nhận có những bước tiến đặc biệt trong việc thiết lập một số kênh liên lạc thường xuyên nhất giữa hai nước trong nửa thế kỷ qua. 

Ông Trump cũng cho biết đang xem xét 5 địa điểm có thể tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh. Cho dù Nhà Trắng ngay sau đó thông báo Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chưa nói chuyện trực tiếp với nhau, nhưng các cuộc tiếp xúc ở cấp cao nhất giữa hai nước đã được tiến hành. Việc người phát ngôn Nhà Trắng đưa ra thông báo trên cho thấy Washington đang rất thận trọng trong từng phát biểu về Bình Nhưỡng. 

Đình Tú (TH)

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.16652 sec| 634.813 kb