Diendanphapluat - Tin tức pháp luật 24h, thời sự mới nhất, nóng nhất

Ngã ngửa con chậm nói vì những sai lầm thường ngày của mẹ

Ngã ngửa con chậm nói vì những sai lầm thường ngày của mẹ
Khoảnh khắc được nghe tiếng con nói lần đầu tiên có lẽ là âm thanh tuyệt vời nhất đối với các ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên nhiều gia đình đã vô tình mắc những sai lầm mà có thể khiến trẻ chậm nói. Hãy xem bạn có mắc một trong số những sai lầm sau đây không.

Ngã ngửa con chậm nói vì những sai lầm thường ngày của mẹ
Mẹ hãy kiên trì đồng hành cùng con trong giai đoạn quan trọng này nhé

 Quá chiều con, không cho con có cơ hội được nói

Đây là lỗi hay gặp của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, là nguyên nhân trẻ chậm nói. Ai cũng biết rõ, khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, nên để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.

Khi  muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại mà ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.

Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.

Cho trẻ xem tivi quá nhiều
 

Ngã ngửa con chậm nói vì những sai lầm thường ngày của mẹ
Các mẹ đừng xem ti vi là “cô trông trẻ” nhé

Tivi, hay mọi thiết bị truyền thông thông tin đều có một đó là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Không những vậy, các thiết bị này còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu, bởi họ nhận thấy rằng mỗi khi cho bé ngồi xem tivi là y như rằng con sẽ ngoan ngoãn hơn. Và những lúc như vậy là thời điểm tốt để mẹ có thể yên tâm làm các công việc khác.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá lạm dụng “cô trông trẻ” này thì sẽ khiến cho bé lười nói chuyện. Khi cho con xem Tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó bé chỉ  có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt con không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này.

Lười nói chuyện với con

Đối với trẻ sơ sinh, vốn từ ngữ của con hầu như là chưa được hình thành. Nên khi các mẹ giao tiếp với con sẽ chỉ là một cuộc độc thoại đơn lẻ từ phía mẹ, bởi có thể mẹ sẽ nói rất nhiều nhưng đáp lại chỉ là những tiếng ê,a. Trong hoàn cảnh này, nếu các mẹ nhanh chán mà không kiên trì để duy trì các cuộc nói chuyện với con thì sẽ là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau. Không những vậy, việc trẻ sơ sinh được lắng nghe giọng nói của mẹ ngay từ đầu sẽ là cách tốt nhất để con ghi nhớ mẹ.

Mỗi ngày, mẹ hãy dành thời gian để hàn huyên cùng con, dù cho con có không hiểu những điều mẹ nói nhưng đây cũng là khoảng thời gian vàng để mẹ con có thể được ở cạnh nhau.

 Hạn chế cho trẻ được tiếp xúc với bên ngoài

Nhiều bố mẹ lo ngại những mặt xấu của hiện nay như bắt cóc, học theo thói hư tật xấu… có thể ảnh hưởng đến con mình, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi. Thay vì cho con được ra ngoài vui chơi với bạn bè, các mẹ chấp nhận nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri như búp bê, xe đồ chơi, xếp hình…Thế nhưng những đồ chơi này lại không phải những gì trẻ thật sự cần lúc này. Chính điều này là nguyên nhân trẻ chậm nói.

Các mẹ cần biết rằng, trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy, trẻ có nhiều bạn bè nên đương nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn giao lưu. Nếu không cho trẻ đi ra ngoài nhiều, vui chơi với bạn bè trẻ chậm nói hơn hoặc nguy hiểm hơn sẽ vô tình dồn trẻ vào bệnh tự kỷ.

Các ông bố bà mẹ đừng quá bao bọc con mà khiến con mắc bệnh hay nặng hơn là dễ trở thành những đứa trẻ thụ động. Chính vì vậy, người lớn nên tạo cơ hội cho con được giao lưu, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh biết nói.

Để giúp con nhanh nói và phát triển toàn diện như các bạn cùng trang lứa, mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ và dành nhiều thời gian quan tâm đến con tronhg giai đoạn này nhé đồng thời cung cấp cho con những dưỡng chất thiết yếu để con vận động và phát triển. 

Ngã ngửa con chậm nói vì những sai lầm thường ngày của mẹ

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua các món ngon bổ dưỡng mẹ làm, mẹ cũng có thể tham khảo thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ như cốm vi sinh NutriBaby.

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược tự nhiên cùng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại chuẩn hóa Châu Âu NutriBaby là giải pháp tuyệt với cho mẹ Việt khỏe.

Không chỉ giúp trẻ ăn ngon, ngủ khỏe, hỗ trợ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng mà còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng giúp trẻ chủ động phòng chống những tác nhân gây bệnh có hại.


 
Cốm NutriBaby (màu cam), NutriBaby plus (màu hồng)
Hi vọng khi quan sát con ,kiên nhẫn tìm hiểu tâm tư của con, các mẹ biết được con chậm nói do đâu? Từ đó tìm được giải pháp hỗ trợ hữu hiệu giúp con nhanh chóng biết nói.
Nếu mẹ nào đang mắc những sai lầm khi chăm sóc trẻ thì hãy khắc phục kịp thời để trở thành bà mẹ thông thái nuôi con khỏe toàn diện mẹ nhé!
Để được về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).
 Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:
    http://nutribaby.vn/diem-ban.
    Fanpage:
-    https://www.facebook.com/nutribaby.vn/
-    https://www.facebook.com/nutribabyplus/

PV

Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác

Đường dây nóng: 0878 443 344

3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Logo PhapLuatNet Xác thực thông tin của bạn để gửi bình luận
Họ tên
Email
 
0.16647 sec| 654.734 kb